Trong lúc các giới xã hội đang chống dịch Covid-19, câu chuyện về một bác sĩ Trung Quốc đáng để chúng ta ôn lại, đó là bác sĩ Ngũ Liên Đức, người có công lớn nhất trong cuộc chiến chống dịch hạch xảy ra ở miền Đông Bắc Trung Quốc vào năm 1911. Mùa đông năm 1910, miền Đông Bắc Trung Quốc bùng phát dịch hạch, bác sĩ Ngũ Liên Đức khi đó 31 tuổi, tốt nghiệp Trường Đại học Cambridge được giao nhiệm vụ đến miền Đông Bắc phòng chống dịch bệnh. Hồi đó, giới khoa học chưa có nhận thức đầy đủ về bệnh truyền nhiễm ác tính, nhưng bác sĩ Ngũ Liên Đức với tầm nhìn xa hơn người, nhanh chóng đưa ra một loạt biện pháp sau khi đặt chân lên miền Đông Bắc. Ví dụ, đưa các trường hợp nhiễm dịch vào bệnh viện dịch hạch, người tiếp xúc bị cách ly, tất cả mọi người đeo khẩu trang dày do ông chế tạo, xử lý thi thể nhiễm dịch bằng phương thức hỏa táng.
Tháng 1/1911, ông Mesny, chuyên gia dịch tễ học Pháp, giáo sư trưởng Trường Y Bắc Dương Thiên Tân hồi đó qua đời do nhiễm dịch hạch sau khi kiểm tra 4 trường hợp mà không sử dụng bất cứ trang bị phòng hộ nào, biện pháp của bác sĩ Ngũ Liên Đức được phổ biến. Biện pháp này tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả, sau đó, tình hình dịch bệnh đã được xoay chuyển. Nhìn lại, biện pháp của bác sĩ Ngũ Liên Đức chưa hề lỗi thời, vẫn thích ứng tình hình phòng chống dịch bệnh ngày nay.
Năm 1935, bác sĩ Ngũ Liên Đức được đề cử giải Nobel do thành tựu to lớn trong việc điều trị và phòng chống dịch hạch, cho dù cuối cùng không đoạt giải, nhưng việc này là kỷ lục sớm nhất người Trung Quốc có duyên với giải Nobel. Thực ra, rất ít người biết đến việc bác sĩ được đề cử giải Nobel, nguyên nhân chủ yếu là nguyên tắc giữ bí mật của giải Nobel, cho đến năm 2007, danh sách đề cử này mới được công bố. Bác sĩ Ngũ Liên Đức là người Hoa Ma-lai-xi-a, điều đáng lưu ý là, trong mục “Quốc gia” của hồ sơ, được ghi là “China”. Xét về ý nghĩa này, Ngũ Liên Đức là người Trung Quốc đầu tiên được đề cử giải Nobel trong hồ sơ công khai hiện nay.
Có một điều cần chỉ rõ là, các học giả nghiên cứu về bác sĩ Ngũ Liên Đức đều biết, ông là người Hoa, tuy không sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc, nhưng theo “luật quốc tịch” của “Điều lệ quốc tịch Đại Thanh” công bố vào cuối đời Thanh và thời kỳ đầu Quốc Dân Đảng, thời kỳ đó thực thi nguyên tắc “chủ nghĩa nhóm máu cha”, tức người Hoa ở hải ngoại chỉ cần thế hệ cha là người Trung Quốc, sẽ có quốc tịch Trung Quốc suốt đời. Việc này cũng khiến rất nhiều người Hoa có hai quốc tịch đích thực, do vậy, không loại trừ bác sĩ Ngũ Liên Đức cũng có quốc tịch Trung Quốc, khi có người đề cử ông là ứng viên giải Nobel, đã viết Trung Quốc vào mục “Quốc gia”.