Ngày 5/12, Cao ủy Liên minh châu Âu về chính sách đối ngoại và an ninh Mô-ghê-ri-ni đã hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ Ti-lơ-xơn đến thăm. Hai bên đã trao đổi nhận xét về nhiều vấn đề gồm tiến trình hòa bình Trung Đông, vấn đề hạt nhân I-ran, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, vấn đề Xy-ri, v.v. Vì Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm trước đó từng cho biết Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân I-ran, trong khi Liên minh châu Âu kiên trì bảo vệ thỏa thuận này, khiến cho vấn đề hạt nhân I-ran trở thành tiêu điểm quan tâm trong cuộc hội đàm lần này.
Hai bên đã tổ chức buổi họp báo ngắn gọn sau khi kết thúc hội đàm, nhưng không trả lời câu hỏi của phóng viên. Bà Mô-ghê-ri-ni bình luận rằng, cuộc hội đàm cùng ngày đã nói lên Liên minh châu Âu và Mỹ coi trọng sự hợp tác chặt chẽ và quan hệ đối tác giữa song phương. Ông Ti-lơ-xơn đã phản hồi về điều này trong bài phát biểu. Ông nói:
"Tôi tham dự hội nghị này nói lên lời cam kết kiên định của Mỹ đối với Liên minh châu Âu, Liên minh châu Âu phát huy vai trò quan trọng trong mục tiêu an ninh chung của chúng ta. Quan hệ đối tác Mỹ-Liên minh châu Âu xây dựng trên giá trị quan chung và mục tiêu chung về an ninh và phôn vinh giữa hai bờ Đại Tây Dương, chúng tôi vẫn dốc sức cho điều này".
Tuy hai bên đều cho biết coi trọng quan hệ Liên minh châu Âu-Mỹ, nhưng vẫn tồn tại bất đồng rõ nét trên một số vấn đề. Trên vấn đề hạt nhân I-ran, Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm nhiều lần chỉ trích thỏa thuận hạt nhân I-ran đạt được giữa I-ran và nhóm P5 1 trong đó có Mỹ gây phương hại tới lợi ích của Mỹ, và đe dọa cân nhắc rút khỏi thỏa thuận này. Trong khi đó, Liên minh châu Âu mong bảo vệ thỏa thuận này, cho rằng thỏa thuận này đã đảm bảo an ninh của châu Âu.
Tháng 11, bà Mô-ghê-ri-ni đặc biệt đi thăm Oa-xinh-tơn, nhằm thuyết phục nghị sĩ hai đảng Cộng hòa và Dân chủ của Mỹ không ủng hộ đề nghị của Tổng thống Đô-nan Trăm. Tại buổi họp báo cùng ngày, bà Mô-ghê-ri-ni tái khẳng định lập trường của Liên minh châu Âu trên vấn đề này. Bà nói:
"Tôi tái khẳng định, Liên minh châu Âu cho rằng tiếp tục thực hiện thỏa thuận hạt nhân I-ran không những là trọng điểm chiến lược then chốt cho an ninh của châu Âu, mà còn là trọng điểm chiến lược quan trọng cho an ninh khu vực nói riêng và toàn cầu nói chung".