Theo tin Đài chúng tôi: Cuộc bầu cử Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) sẽ diễn ra tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sĩ tuần tới. Nhiều nước trong đó có Trung Quốc đã đề cử ứng viên tranh cử chức vụ này. Tuy nhiên, một số người Mỹ lại trăm phương ngàn kế ngăn cản Trung Quốc tranh cử, thậm chí gây sức ép lên một số nước, ép buộc họ từ bỏ ủng hộ ứng viên Trung Quốc, rêu rao “Chỉ cần không phải người Trung Quốc, ai cũng được giữ chức vụ này”.
Trên thực tế, từ cống hiến của quốc gia đến tư cách của ứng viên, Trung Quốc đều làm theo quy định. Kể từ khi gia nhập tổ chức này ngày 3/6/1980, Trung Quốc luôn không ngừng tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ và tiến hành hợp quốc tế. Trong bảng xếp hạng về chỉ số sáng tạo đổi mới trên toàn cầu năm 2019 do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới đưa ra, Trung Quốc tăng nhiều bậc lên vị trí thứ 14. Bà Vương Bân Dĩnh, ứng viên Trung Quốc, hiện là Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, đã làm gần 30 năm ở tổ chức này, được công nhận là ứng viên có kinh nghiệm phong phú nhất, có năng lực mạnh nhất, có khả năng cạnh tranh nhất.
Mỹ can thiệp vào công việc tranh cử của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, suy cho cùng là do tư duy Chiến tranh Lạnh và quan điểm Trò chơi tổng bằng không ăn sâu bám rễ của một số chính khách, họ không thể chấp nhận quốc gia như Trung Quốc phát triển lớn mạnh. Là người chủ yếu xây dựng quy tắc quốc tế hiện nay, Mỹ không cho phép quyền phát ngôn thuộc về người khác.
Bất cứ hoạt động bầu cử nào đều nên diễn ra công bằng, công chính, tin rằng mỗi quốc gia chủ quyền sẽ quyết định lập trường bỏ phiếu một cách độc lập theo sự suy xét và lợi ích mình, chứ không nên khuất phục trước sức ép không đạo đức của Mỹ. Một người giành thắng lợi dưới ánh sáng mặt trời, bất kể đến từ nước nào, đều có thể phản ánh nhận thức chung rộng rãi của các nước, cũng sẽ phục vụ lợi ích chung của cộng đồng quốc tế một cách tốt hơn.