Tiếng Việt Nam

Liệu nhiễm Covid-19 có để lại di chứng không sau khi được chữa khỏi?

criPublished: 2021-06-04 14:25:40
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Mới đây, Bộ Ngoại giao và Ủy ban Y tế và Sức khỏe nhà nước Trung Quốc mời Viện sĩ Viện Công trình Trung Quốc Chung Nam Sơn tham gia một buổi giao lưu trực tuyến với lưu học sinh Trung Quốc ở nước ngoài và trả lời những câu hỏi liên quan đến dịch Covid-19 mà các lưu học sinh quan tâm.

Trong buổi giao lưu trực tuyến, có lưu học sinh hỏi: Nếu ra ngoài không may bị nhiễm Covid-19, liệu có để lại di chứng không? Có ảnh hưởng gì đối với lá phổi? Về vấn đề này, Viện sĩ Chung Nam Sơn cho biết, Covid-19 không tổn hại gì đối với lá phổi, di chứng sẽ không rõ rệt.

Viện sĩ Chung Nam Sơn cho biết, nếu ra ngoài không may bị nhiễm, nên chú ý: người trẻ thông thường có kháng thể mạnh, nếu không có bệnh khác như bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan v.v, thông thường hồi phục tương đối nhanh, uống thêm nước, sử dụng một ít thuốc thì khỏi bệnh.

Ông bổ sung, ông từng quan sát nhiều bệnh nhân, nói chung hồi phục khá tốt, trong đó có lá phổi. Covid-19 đỡ hơn SARS, trừ khi bệnh nhân đặc biệt nặng mới ảnh hưởng đến hệ thống tạo máu, ảnh hưởng xuất huyết, ảnh hưởng gan, thận, phổi. Các bệnh nhân nhiễm Covid-19 sau khi khôi phục xơ hóa phổi không nặng, xem ra là có thể xoay chuyển.

Hiện đã kiểm tra chức năng phổi cho hơn một trăm bệnh nhân, còn chưa hồi phục đến mức bình thường, nhưng tổn hại sẽ không lớn, sẽ hồi phục dần, di chứng không lớn.

Nên làm thế nào trước người nhiễm không triệu chứng? Viện sĩ Chung Nam Sơn: thà tin rằng người đó bị nhiễm còn hơn.

Viện sĩ Chung Nam Sơn cho rằng, cụm từ người nhiễm không triệu chứng này không hẳn chính xác, thực ra có những trường hợp như sau, một là người đó chủ động xét nghiệm, sau khi xét nghiệm phát hiện RNA dương tính nhưng không có triệu chứng, như thế mới gọi là người nhiễm không triệu chứng, nếu đã có triệu chứng thì không gọi là không triệu chứng.

Về người nhiễm không triệu chứng thì thường có những trường hợp như sau: một là trên thực tế có một loại hình là thời kỳ ủ bệnh, thông thường là 3 đến 7 ngày, trong thời gian này không có triệu chứng, nhưng thực ra người này đã bị nhiễm, sau 3 đến 7 ngày xuất hiện sốt, ho. Trường hợp này là một loại nhiễm Covid-19.

Loại thứ hai, trên thực tế người đó hơi khó chịu, chẳng hạn như rất mệt, đau cơ bắp. Khi xét nghiệm RNA là dương tính, trên thực tế thuộc người nhiễm có triệu chứng nhẹ, trường hợp này phải đặc biệt chú ý cảm giác của mình. Chẳng hạn như, gần đây chưa chắc đã sốt, nhưng rất mệt, buồn ngủ, đau cơ bắp, mũi và họng đều khó chịu, đây cũng là triệu chứng, tình huống này cũng chiếm một phần tương đối nhiều.

Loại thứ ba là người này xét nghiệm là dương tính, sau một đoạn thời gian, bệnh nhân này vẫn không triệu chứng, trong Đại lục Trung Quốc thông thường cũng phải cách ly, và phải đến bệnh viện chỉ định xét nghiệm lại. Ngoài ra, còn phải xét nghiệm kháng thể huyết thanh. Nếu xét nghiệm lần thứ hai trở thành âm tính, xét nghiệm kháng thể cũng là âm tính, thì không phải nhiễm Covid-19. Nếu lần thứ hai xét nghiệm vẫn là dương tính, thì người này là người nhiễm không triệu chứng.

Loại thứ tư, rất cá biệt, cực ít người xét nghiệm nhiều lần RNA đều là dương tính, không sản sinh kháng thể, chúng ta gọi trường hợp này là người mang theo vi rút nCov, tồn tại trường hợp rất ít loại hình này.

Nói chung, phàm những ai qua xét nghiệm xác định là người nhiễm không triệu chứng, chúng ta cần phải “thà tin người đó bị nhiễm còn hơn”, phải giữ khoảng cách nhất định với họ. Được biết, trước và sau 5 ngày người nhiễm vi rút nCoV xuất hiện triệu chứng là thời gian dễ lây sang người nhất, sau 5 ngày bị nhiễm, tính lây nhiễm của vi rút sẽ giảm, trừ khi là bệnh nhân rất nặng, bệnh nhân bình thường tính lây nhiễm đều giảm xuống.

Không có chứng cứ cho thấy vi rút nCoV lây nhiễm qua muỗi đốt

Thông thường mà nói, tỷ lệ sống và tỷ lệ hoạt động của vi rút trong môi trường nhiệt độ cao tương đối yếu, cùng với mùa hè đến, hoạt động của vi rút sẽ giảm, tình hình dịch bệnh thông thường cũng sẽ giảm xuống. Mức độ khử trùng của tia tử ngoại tuy không mạnh như quang tử ngoại, nhưng nhiệt độ cao đối với hoạt động, lây lan của vi rút là bất lợi. Chúng ta biết muỗi có thể lây nhiễm rất nhiều vi rút, chẳng hạn như bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết thường gặp tại châu Phi. Nhưng hiện nay không có chứng cứ cho thấy vi rút nCoV sẽ lây nhiễm qua muỗi, cho nên tôi không cho rằng vi rút nCov có thể lây nhiễm qua muỗi.

Sẽ không thể xuất hiện triệu chứng ngay sau khi bị lây trong máy bay

Về vấn đề liệu có tồn tại rủi ro lây nhiễm khi đi máy bay, phòng hộ thế nào trên đường về nước, Viện sĩ Chung Nam Sơn nói: thứ nhất, trước khi về nước nếu có điều kiện, các bạn có thể xét nghiệm huyết thanh xem liệu có lây nhiễm không, tốt nhất là xét nghiệm RNA. Sau khi đáp máy bay về đến Trung Quốc, xét nghiệm RNA ra dương tính, có thể là các bạn trước đó đã bị nhiễm, nhưng không có triệu chứng. Trong thời gian ngắn ngồi máy bay, dài nhất là 16 tiếng, sẽ không có trường hợp bị lây nhiễm và xuất hiện triệu chứng nội trong 16 tiếng đồng hồ. Có thể bị lây nhiễm, nhưng thời gian quá ngắn, không thể xuất hiện triệu chứng ngay. Bệnh này thông thường có thời gian ủ bệnh là 3-7 ngày, do vậy đi máy bay, một là phải xác định rõ mình có phải lên máy bay với trạng thái tốt nhất hay không. Hai là phải chú ý phòng hộ, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, điều này phải chú ý. Sẽ không có trường hợp ngồi máy bay bị nhiễm, xuống máy bay thì sốt. Sẽ không có tình huống như vậy.

Tôi không tán thành miễn dịch cộng đồng, như vậy phải hy sinh rất nhiều người

Tại châu Âu, có phương tiện truyền thông đưa tin có 20% người có kháng thể, tỷ lệ cao nhất là 25%, con số này còn có khoảng cách quá xa so với cái gọi là miễn dịch cộng đồng. Miễn dịch cộng đồng của Covid-19 thông thường phải có tới 60-70% nhiễm mới có khả năng như vậy, hiện nay chỉ có khoảng 20% thì còn lâu. Tôi không tán thành cách làm này, phải hy sinh rất nhiều người, cho dù chỉ 1%, cũng cao gấp chục lần, hai chục lần, thậm chí trăm lần so với dịch cúm. Nếu là 2-3%, thì con số này càng lớn hơn, phải hy sinh biết bao người mới thực hiện cộng đồng miễn dịch. Tôi không cho rằng cách làm này khả thi, chúng ta có nhiều biện pháp, chúng ta có thể phòng ngừa, phòng hộ, chúng ta sẽ tranh thủ thời gian, tranh thủ nghiên cứu và sản xuất vắc xin.

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn