Chuyên gia phòng chống dịch bệnh nói về người nhiễm không triệu chứng
Mới đây, không ít chuyên gia phòng chống dịch COVID-19 Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc hiện đang ở vào “giai đoạn hai” phòng chống dịch bệnh: phải đặc biệt cảnh giác các ca nhiễm ngoại nhập và “ca nhiễm không triệu chứng”. Ngày 26/3, khi triệu tập hội nghị Tiểu ban lãnh đạo Trung ương về ứng phó dịch COVID-19, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh “phải hết sức coi trọng phòng chống và điều trị ca nhiễm không triệu chứng”. Ngày 1/4, Trung Quốc đưa ca nhiễm không triệu chứng vào diện báo cáo dịch bệnh hàng ngày, cùng ngày đã báo cáo ghi nhận thêm 130 ca nhiễm không triệu chứng.
“Ca nhiễm không triệu chứng” với tên gọi đầy đủ là “người nhiễm COVID-19” không triệu chứng, chỉ những người không xuất hiện triệu chứng lâm sàng, nhưng xét nghiệm axit Nucleic với kết quả dương tính.
Ngày 1/4, tại Bắc Kinh, người phát ngôn báo chí Ủy ban Y tế và Sức khỏe Nhà nước Trung Quốc Mễ Phong lần đầu tiên thông báo tình hình liên quan của người nhiễm COVID-19 không triệu chứng. Ông Mễ Phong cho biết, tính đến 24 giờ ngày 31/3, Trung Quốc đại lục báo cáo ghi nhận thêm 130 ca nhiễm không triệu chứng, cùng ngày có 2 ca chuyển thành ca nhiễm có triệu chứng.
Tại sao lại có người nhiễm COVID-19 không triệu chứng?
Viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc Chu Kỳ cho biết, vi rút COVID-19 rất xảo trá, biết ngụy trang và lây lan trong quá trình tiến hóa. Xuất hiện một số người nhiễm không triệu chứng, có lẽ là do chưa phát hiện biện pháp kiểm nghiệm và liều thuốc xét nghiệm hiệu quả hơn, có lẽ là chưa phát hiện triệu chứng quan trọng và dấu hiệu xét nghiệm lâm sàng đáng quan tâm. Trong quá trình phòng chống và kiểm soát trong tương lai, làm thế nào dự phòng, cảnh báo, xét nghiệm sớm hơn, hơn nữa có biện pháp phòng chống rõ rệt hơn là hướng đột phá quan trọng.
Tài liệu cho thấy, phát hiện người nhiễm không triệu chứng chủ yếu có bốn kênh:
Một là chủ động xét nghiệm đối với những người tiếp xúc mật thiết với bệnh nhân nhiễm COVID-19 trong thời gian quan sát y tế.
Hai là triển khai chủ động xét nghiệm trong cuộc điều tra dịch bệnh mang tính tập trung.
Ba là chủ động xét nghiệm đối với nhóm người có rủi ro lây nhiễm trong quá trình theo dõi nguồn truyền nhiễm COVID-19.
Bốn là chủ động xét nghiệm đối với một số người từng du lịch và cư trú tại khu vực xuất hiện dịch bệnh
Về người nhiễm không triệu chứng, các chuyên gia có nhận xét khác nhau.
Viện sĩ Chung Nam Sơn có phán đoán mới nhất:
về tình hình người nhiễm không triệu chứng trong nước Trung Quốc, hiện nay thông tin rất có hạn, vừa không có con số cụ thể, cũng chưa có nghiên cứu chi tiết. Nhưng theo sự thật đã biết, cũng có thể đưa ra một số phán đoán. Chẳng hạn như thông thường, tỷ lệ lây nhiễm cho người có tiếp xúc mật thiết của người nhiễm không triệu chứng rất cao, nhưng ca nhiễm COVID-19 của Trung Quốc gần đây không những không tăng mà lại không ngừng giảm...điều này có thể minh chứng: Trung Quốc hiện không có lượng lớn “người nhiễm không triệu chứng”.
Viện sĩ Chung Nam Sơn cho biết, người nhiễm không triệu chứng, không có nghĩa là người không có bất cứ triệu chứng nào, mà là những người đã tiếp xúc mật thiết với bệnh nhân nhiễm COVID-19, họ đã bị lây nhiễm nhưng chưa có triệu chứng. Họ không có triệu chứng lâm sàng, nhưng xét nghiệm lại là dương tính.
Hiện rút cuộc có bao nhiều người nhiễm không triệu chứng, chiếm tỷ lệ bao nhiêu? Viện sĩ Chung Nam Sơn cho biết, hiện nay thông tin nắm được rất hạn chế, vừa không có con số cụ thể, lại không có nghiên cứu chi tiết. Nhưng Viện sĩ Chung Nam Sơn cho biết, tính truyền nhiễm của người nhiễm không triệu chứng rất mạnh, cho dù ở nơi thực hiện chính sách cách ly, chỉ số RO cũng có thể lên đến 3, thậm chí 3,5, cũng có nghĩa là một người có thể truyền nhiễm cho 3 đến 3,5 người, con số này rất cao. Mỹ đang làm điều tra nghiên cứu liên quan, điều này rất có ý nghĩa, bởi vì dịch COVID-19 ở Mỹ đang bước vào giai đoạn tăng nhanh chóng.
Chuyên gia phòng chống dịch COVID-19 Trương Văn Hồng: người nhiễm không triệu chứng có thể gây truyền nhiễm
Chiều 27/3, trưởng nhóm chuyên gia cấp cao Nhóm chuyên gia điều trị COVID-19 Thượng Hải Trương Văn Hồng cho biết, người nhiễm không triệu chứng là một loại mục tiêu giám sát quan trọng trong giai đoạn hai phòng chống dịch bệnh ở Trung Quốc.
Chuyên gia Trương Văn Hồng cho biết, người nhiễm không triệu chứng có sức miễn dịch rất mạnh, có thể sẽ không phát bệnh trong 14 ngày sau khi nhiễm vi rút, vi rút có thể truyền nhiễm sau 3 tuần trong cơ thể người nhiễm. Nếu họ không được phát hiện và cách ly kịp thời sẽ tồn tại rủi ro lây nhiễm trong cộng đồng.
Chuyên gia Trương Văn Hồng cho biết, “vi rút nCov có thể là vi rút khó ứng phó nhất trong lịch sử loài người, sức lây nhiễm của nó rất mạnh, tuy tỷ lệ người trẻ nhiễm nặng rất thấp, nhưng tỷ lệ nhiễm nặng chung cao rõ rệt so với dịch cúm”. Chuyên gia Trương Văn Hồng cho tiết, “hơn nữa tồn tại người nhiễm không triệu chứng, họ không xuất hiện triệu chứng lâm sàng, nhưng xét nghiệm lại là dương tính, sẽ mang lại thách thức cho phòng chống dịch bệnh”.
Chuyên gia trưởng bệnh dịch tễ học Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc Ngô Tôn Hữu:
Theo một bản nghiên cứu về Covid-19 mới đây, trung bình một bệnh nhân nhiễm Covid-19 có thể lây nhiễm cho 3 người, người nhiễm không triệu chứng lây nhiễm không đến một người, có nghĩa là sức truyền nhiễm của người nhiễm không triệu chứng tương đương với 1/3 ca nhiễm triệu chứng.
Ông nói, nhìn từ cộng đồng, ca nhiễm do người nhiễn không triệu chứng lây nhiễm chỉ chiếm 4.4% tổng số ca nhiễm. Tỷ lệ đóng góp lây lan của người nhiễm không triệu chứng tương đối thấp.
Thế nào là “người nhiễm không triệu chứng”?
“người nhiễm không triệu chứng” do vi rút Covid-19 là: người không xuất hiện triệu chứng lâm sàng rõ rệt như sốt, kiệt sức v.v, nhưng khi xét nghiệm axitnucleic có kết quả dương tính.
Nói một cách đơn giản là có người mang theo vi rút Covid-19, nhưng không phát bệnh, không có triệu chứng rõ rệt, bản thân không biết mình bị ốm.
Những người nào sẽ trở thành “người nhiễm không triệu chứng”?
Người nhiễm không triệu chứng phát hiện hiện nay chủ yếu là người tiếp xúc mật thiết với bệnh nhân, phần lớn trường hợp là thành viên gia đình của người bệnh.
Người nhiễm không triệu chứng sẽ lây sang người khác không?
Nguồn lây nhiễm hiện nay chủ yếu là bệnh nhân nhiễm vi rút Covid-19. Người nhiễm không triệu chứng cũng có thể trở thành nguồn truyền nhiễm.
Đường lây nhiễm là gì?
Bất kể là bệnh nhân có xuất hiện triệu chứng hay không, đường lây chính hiện nay của vi rút Covid-19 vẫn là nước bọt qua đường hô thấp và tiếp xúc.
“Người nhiễm không triệu chứng” sẽ trở thành người lây nhiễm siêu cấp không?
Xét từ tình hình hiện nay, người nhiễm không triệu chứng có tỷ lệ rất thấp, bệnh tình tương đối nhẹ, số lượng vi rút mang theo tương đối ít, khả năng lây nhiễm tương đối yếu, nguy hại lây nhiễm cũng tương đối ít.
“Người nhiễm không triệu chứng có cần cách ly không”?
Khu vực có điều kiện nên tập trung quan sát y tế đối với người tiếp xúc mật thiết với bệnh nhân, người nhiễm không triệu chứng cũng nên áp dụng cách ly quan sát.
“Liệu mình có phải là người nhiễm không triệu chứng hay không”?
Nếu không đến khu vực xuất hiện dịch bệnh trong 14 ngày qua, hơn nữa không có trường hợp nhiễm bệnh tập trung gia đình, không tiếp xúc với bệnh nhân xác nhận nhiễm Covid-19 hoặc trường hợp nghi nhiễm thì không cần lo lắng thái quá.
Nếu có trường hợp nói trên, nên thông báo kịp thời, cách ly kịp thời, tiến hành quan sát và điều trị tương ứng.
Chúng ta nên phòng hộ như thế nào?
Giảm thiểu ra khỏi nhà, không tụ tập, khi ra ngoài đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên v.v. đều có thể cắt đứt đường lây chính của vi rút Covid-19, cho dù xung quanh tồn tại người nhiễm không triệu chứng cũng có thể phòng ngừa hữu hiệu nhiễm vi rút Covid-19.
Trong nhà phải chú ý vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên mở cửa sổ, thông gió, các thành viên trong gia đình không sử dụng chung khăn, giữ sạch đồ dùng gia đình, bát đũa v.v.