Tiếng Việt Nam

Ở nhà nghỉ dịch sao cho vui, khoẻ và có ích

criPublished: 2021-06-04 14:40:18
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Trong thời kỳ đặc thù cả thế giới chung sức phòng chống dịch bệnh, các y bác sĩ trên toàn thế giới đang lan truyền thông điệp "Chúng tôi đi làm vì bạn, xin hãy ở nhà vì chúng tôi". Ở nhà lúc này là tự bảo vệ bản thân mình, bảo vệ người thân, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Vậy lúc này bạn đang làm gì ở nhà? Ngủ? Ăn? Chơi? Nằm (ngồi) lì một chỗ xem phim? Lướt mạng suốt 24h?... đừng để khoảng thời gian rảnh rỗi rút cạn năng lượng tích cực của bạn. Tuy ở nhà nghỉ dịch, nhưng cũng phải vui, khoẻ và có ích.

Về nghỉ dịch ở nhà sao cho vui vẻ thì cư dân mạng các nước trên thế giới đều có đủ kiểu “chiêu” độc. Cư dân mạng các nước châu Âu trong đó có I-ta-li-a, Tây Ban Nha trở thành nghệ sĩ ban công, nào là thổi Saxophone, chơi đàn, nào là hát ô-pê-ra nhảy múa trên ban công; cư dân mạng Mỹ yêu thích tập thể dục tích trữ giấy cuộn để cử tạ, cư dân mạng châu Á thích trổ tài nấu ăn và chăm sóc sắc đẹp, cư dân mạng Trung Quốc lau nhà theo kiểu con giun, cư dân mạng Việt Nam đếm từng hạt gạo trong thùng gạo...bất kể chiêu độc gì, đều là cách nghĩ sáng tạo mang lại niềm vui cho chính bản thân mình.

Trong thời kỳ đặc thù phòng chống dịch bệnh, bất kể trên phương diện xã hội hay cá nhân, giữ tâm trạng bình tĩnh là hết sức quan trọng. Đối với đa số người mà nói, giữ bình tĩnh, lạc quan, tự tin là sức miễn dịch tốt nhất, mạnh nhất, phải tin vào chính bản thân mình, điều này hết sức quan trọng.

Ở nhà nghỉ dịch cần phải ăn uống điều độ.

Trong mùa dịch, ở nhà nghỉ dịch lâu ngày làm thế nào giữ tâm lý khỏe mạnh? Hãy giữ tâm lý tốt đẹp có lợi cho nâng cao sức miễn dịch, phòng chống dịch bệnh. Phó Giám đốc Trung tâm Tâm lý Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc Trần Tuyết Phong cho biết, chúng ta phải ở nhà nghỉ dịch lâu ngày dễ xuất hiện tâm trạng khó chịu, sốt ruột, mắt dính vào màn hình diện thoại 2giờ, rối loạn ăn uống và nghỉ ngơi v.v, nếu không kịp thời điều chỉnh tình trạng nói trên, không thể thích ứng với cuộc sống tại nhà thì dễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm sinh lý.

Theo dõi vừa phải dịch bệnh, đảm bảo giấc ngủ đầy đủ

Sau khi bùng phát dịch Covid-19, không ít người nghi ngờ mình có thể bị lây nhiễm, hoặc thường xuyên theo dõi thông tin tiêu cực, thậm chí dẫn đến lo lắng mất ngủ, vậy nên làm thế nào khi xuất hiện tâm trạng nói trên? Phó Giám đốc Trung tâm Tâm lý Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc Trần Tuyết Phong cho biết:

Bên cạnh nắm bắt tốt những kiến thức phòng chống dịch bệnh, chúng ta cần phải đảm bảo giờ giấc nghỉ ngơi điều độ, đảm bảo giấc ngủ đầy đủ. Thông thường mỗi ngày ngủ đủ 6 đến 9 tiếng đồng hồ có thể giúp cơ thể giữ trạng thái mạnh khỏe, giấc ngủ quá ít hoặc quá nhiều đều không có lợi cho sức khỏe.”

Bí thư Đảng ủy Bệnh viện Hồi Long Quán Bắc Kinh Dương Phố Đức nêu ra 3 nguyên tắc điều chỉnh giấc ngủ, bao gồm quan sát toàn diện tình hình sức khỏe của cơ thể; chăm chú lắng nghe thông tin của truyền thông dòng chính, không nên tin vào những thông tin vỉa hè, không rõ nguồn gốc trên mạng; giữ liên lạc với người nhà và bên ngoài. Sau đây là những đề nghị cụ thể:

Một là hàng ngày theo dõi vừa phải tình hình dịch bệnh và tìm hiểu kiến thức phòng hộ, tốt nhất bố trí vào thời gian cố định;

Hai là điều chỉnh trạng thái sinh hoạt, chú ý ăn uống, nghỉ ngơi điều độ;

Ba là dành thời gian trò chuyện với người nhà, liên lạc với bạn bè qua điện thoại, In-tơ-nét v.v;

Bốn là tập thả lỏng. Nếu thấy căng thẳng và không thể thả lỏng được thì có thể tập hít thở sâu, tập một số bài tập thể thao theo âm nhạc, làm một số việc khiến mình cảm thấy vui vẻ, đồng thời suy nghĩ mình có thể làm những gì để giữ gìn sức khỏe.

Năm nếu phát hiện mình bị sốt thì đến bệnh viện khám ngay.

Về ở nhà nghỉ dịch sao cho vui, khỏe và có ích, Phó Giám đốc Trung tâm Tâm lý Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc Trần Tuyết Phong đề nghị như sau, tóm lại bằng “năm cái một”.

1. Xây dựng một kế hoạch thay đổi cách sống, tạo thói quen lành mạnh.

Sắp xếp hợp lý những việc phải làm hàng ngày, nhất là phải đảm bảo ăn uống và nghỉ ngơi điều độ. Sau khi đã tách khỏi nhịp sống hối hả thường ngày, không còn cảnh “vắt chân chạy” vì sợ trễ học, hú vía vì sát giờ chấm công, đây là lúc bạn học cách phân phối lại thời gian và tạo thói quen lành mạnh. Nếu cuộc sống thường ngày bị bủa vây bởi những điều tiêu cực, đây càng là lúc thích hợp để bạn thanh lọc tâm hồn.

Hãy bắt đầu với những thói quen có lợi cho sức khỏe mà bạn vẫn chưa thể thực hiện đàng hoàng suốt bao năm qua, như là ngủ đủ giấc, ăn đúng bữa, tập thể dục mỗi ngày. Đọc sách cũng là một hoạt động bổ ích giúp bạn tiếp thu tri thức và phát triển bản thân.

2. Đam mê một việc nào đó. Chẳng hạn như đọc sách, nghe nhạc, tập thư pháp, học một tay nghề mới và thực sự đam mê quá trình này.

Chúng ta có thể dọn dẹp nhà cửa, một căn phòng gọn gàng, ấm cúng và xinh xắn chắc chắn sẽ làm bạn vui vẻ hơn là một căn phòng bừa bộn, ngổn ngang đồ đạc. Dọn nhà không chỉ giúp bạn đánh bay một đống bụi bẩn tích tụ lâu ngày, mà còn giúp bạn hoạt động tay chân, hay phát hiện ra những điều thú vị: nhà mình mua cái này từ khi nào vậy? Mình có cả cái này à?… Bạn vừa có thể “tái cơ cấu” lại chỗ ở, hiểu hơn về căn nhà của mình, vừa có những phát hiện mới, hoặc tìm lại những kỷ niệm thú vị đã bị bỏ quên.

Ngoài dọn dẹp nhà cửa, chúng ta có thể tham gia một khóa học nấu ăn tại gia, hoặc bạn có thể tìm công thức trên mạng, thử những món đang được giới trẻ ưa chuộng. Tin rằng những món ngon đủ hương sắc sẽ mang lại niềm vui cho bạn và gia đình bạn.

Hơn nữa, bạn còn có thể điểm lại những bản kế hoạch ngày trước xem, có điều gì bạn muốn tìm hiểu, muốn cải thiện nhưng chưa sắp xếp được thời gian không? Nếu có hãy tận dụng thời gian này để thực hiện những điều mình luôn muốn làm. Ngoài ra còn những sở thích như làm bánh, đan len, trang điểm, chụp ảnh, vẽ tranh, pha chế, viết lách,… với cả một “vũ trụ công thức” đã được chia sẻ sẵn trên mạng. Biết đâu sau kỳ nghỉ dịch, bạn sẽ “mở khoá” thêm một tài lẻ nào khác không chừng.

3. Tìm một sự trợ giúp về tâm lý. Có người nhà hoặc bạn bè ở bên cạnh là sự trợ giúp tâm lý xã hội quan trọng. Bởi vì trong lúc con người gặp khó khăn hoặc thách thức, có người nhà hoặc bạn bè ở bên cạnh sẽ khiến chúng ta cảm thấy yên tâm hơn, an toàn hơn, có sức mạnh hơn. Chăm chỉ dọn nhà và trò chuyện với người nhà đều khá lý tưởng. Nếu không có người nhà ở bên cạnh, có thể giữ liên lạc qua điện thoại, chát trực tuyến v.v.

Hơn nữa, trong thời điểm mọi người dân đang bị hạn chế giao tiếp xã hội, đây là cơ hội tốt để các thành viên trong gia đình gần gũi và gắn kết với nhau, đồng thời giúp ta giảm bớt lo âu và hoang mang giữa tình hình dịch bệnh phức tạp.

4. Lựa chọn một bài tập thể thao. Khi cảm thấy buồn chán, chúng ta có thể tập Yoga hoặc một bài tập thể thao trong nhà mà mình thích. Hiện nay có một số APP tập thể dục rất tốt, chúng ta có thể rủ bạn bè cùng tập online.

5. Suy ngẫm và nhìn lại bản thân. Trong khi dịch bệnh kéo đến, bạn có cảm thấy chán nản, cuộc sống bị đảo lộn không? Công việc đình trệ, việc học dở dang, các kế hoạch tương lai bỗng vượt tầm kiểm soát. Nhưng nhìn theo một hướng tích cực hơn, đây lại là thời gian để bạn sống chậm lại, suy nghĩ kỹ về cuộc đời mình. Nếu biết tận dụng thời gian này, nó sẽ trở thành một bước đệm để bạn chuẩn bị kỹ càng hơn cho tương lai.

Trong tình hình dịch bệnh hiện tại, chúng ta bị hạn chế giao tiếp xã hội và không được ra ngoài làm những việc thỏa thích như ngày thường, tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng thời gian rảnh rỗi để làm những điều có ích, thiết thực cho bản thân và gia đình. Mong rằng những cẩm nang trên sẽ giúp thời gian nghỉ dịch của bạn lành mạnh và thú vị hơn.

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn