Tiếng Việt Nam

Cảnh giác “bệnh tật lây từ động vật sang người”

criPublished: 2021-06-04 14:52:56
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Loài dơi ngựa nâu trong rừng khó kiếm được thức ăn, buộc phải di dời sang nơi sinh sống mới. Một đàn dơi ngựa nâu bay đến Ma-lai-xi-a chỉ cách nhau một con nước với In-đô-nê-xi-a, hoa quả thơm ngon trong vườn trái cây nhiệt đới đã trở thành thức ăn của chúng. Trên những hoa quả đã để lại nước bọt của dơi ngựa nâu, một số chất bã còn lại rơi vào chuồng nuôi lợn gần đó.

Lợn ăn phải chất bã còn lại của hoa quả trên đất, ít lâu sau, một số con xuất hiện triệu chứng co giật hoặc sốt cao cấp tính, sau đó, công nhân ở trại nuôi lợn cũng xuất hiện triệu chứng không tỉnh táo và co giật.

Đầu năm 1997, rất nhiều công nhân nông trại đều mắc bệnh lạ. Ít nhất có 20 công nhân liên tiếp sốt, hơn nữa đã duy trì thời gian rất lâu.

Lúc đó, 5 bệnh nhân ốm nặng được đưa vào bệnh viện điều trị, được chẩn đoán là viêm não mang tính vi rút, trong đó một người chết. Một năm sau, mùa thu năm 1998, loại bệnh lạ này một lần nữa xuất hiện trong công nhân nông trại nuôi lợn, trong thời gian nửa năm đã ghi nhận 265 ca nhiễm, trong đó 105 ca tử vong, tỷ lệ tử vong lên tới 40%. Lại qua một năm, năm 1999, nhà khoa học Học viện Y Đại học Ma-lai-xi-a rút cuộc đã phân lập và nhận dạng vi rút gây bệnh, bắt nguồn từ dơi ngựa nâu, và đặt tên vi rút là: vi rút Nipah.

Thời gian thấm thoắt 23 năm trôi qua, hiện nay vi rút nCoV đe dọa sức khỏe con người trên toàn cầu cũng có một điểm chung với vi rút Nipah. Bệnh truyền nhiễm bắt nguồn từ động vật, vượt giống loài lây sang người được gọi là bệnh tật lây từ động vật sang người. Ngay từ những lời viết trên văn bia do nền văn minh Mesopotamia hơn 2000 năm trước công nguyên, một trong những cái nôi văn hóa lâu đời nhất của loài người đã có ghi chép đối với bệnh tật lây từ động vật sang người. Hiện nay đã là hai nghìn năm sau công nguyên, mối đe dọa của bệnh tật lây từ động vật sang người đối với con người không những không hề giảm, mà còn không ngừng gia tăng.Năm 2013, tại một ngôi làng nhỏ hẻo lánh ở Ghi-nê, Tây Phi, một bé trai một tuổi rưỡi chơi dưới cây rỗng ruột sau vườn nhà, về đến nhà không lâu thì xuất hiện triệu chứng sốt, nôn, đại tiện đen v.v, hai ngày sau, bé trai tử vong. Bé trai nhiễm vi rút Ê-bô-la với tỷ lệ gây tử vong cực cao, tính truyền nhiễm cực mạnh.

Vi rút này cũng bắt nguồn từ dơi ngựa nâu. Do loài người chặt phá rừng quá mức, dơi ngựa nâu bắt đầu di chuyển về nơi tập trung đông người của loài người, dơi treo ngược trên cây rỗng trở thành nguồn gốc dịch bệnh gây chết người. Sau đó, từ năm 2013 đến 2016, dịch bệnh Ê-bô-la ở Tây Phi lan tràn ra khiến hơn 11 nghìn người chết.

Theo thống kê của hệ thống “thanh tra rừng toàn cầu”, năm 2019, toàn cầu cứ trung bình một phút thì mất đi 71.400 mét vuông rừng nhiệt đới, diện tích tương đương 10 sân bóng đá. Hơn 80% giống loài trên trái đất sống trong rừng, việc giảm vọt tỷ lệ diện tích của rừng khiến động vật hoang dã bước vào vành đai sinh sống của loài người. Hơn nữa, bệnh tật lây từ động vật sang người không chỉ xuất hiện trong khu vực nông nghiệp kinh tế lạc hậu.

首页上一页123全文 3 下一页

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn