Tiếng Việt Nam

Hãy lưu ý, nơi vi-rút nCov yêu thích nhất lại là điện thoại di động!

criPublished: 2021-06-04 15:00:19
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Từ khi bùng phát dịch Covid-19 đến nay đã gần 4 tháng, nhiều người cũng đã có những hiểu biết nhất định về vi-rút nCov qua các kênh khác nhau, chẳng hạn như đường lây nhiễm chính gồm: nước bọt, tiếp xúc gần cũng như bụi khí (aerosols, nước bọt bay hỗn hợp với bụi trong không khí), nhưng gần đây, một chương trình phổ biến kiến thức khoa học của đài truyền hình MBS Nhật Bản lại lưu ý chúng ta rằng: So với đồ vật với bề mặt thô như khăn mặt, vi-rút càng thích những đồ vật có bề mặt trơn bóng như điện thoại di động.

01 Vi rút có thể sống 24 tiếng đồng hồ trên điện thoại di động

Trước đây chúng ta thường thấy những thông tin về vi-rút nCov có thể sống trên tay nắm cửa, mặt bàn, sau khi mọi người sờ vào những vật phẩm bị ô nhiễm rồi tiếp xúc với mắt, miệng, thì có khả năng bị lây nhiễm

Chuyên gia đường hô nhấp Nhật Bản cho rằng, so với vật phẩm với bề mặt thô như khăn mặt, vi-rút càng thích những đồ vật có bề mặt trơn bóng như điện thoại di động. Trên khăn mặt, vi rút chỉ có thể sống 15 phút, nhưng trên điện thoại di động thì có thể sống 24 tiếng đồng hồ.

Khi chúng ta ra ngoài tiếp xúc với người khác, hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng, nước bọt mang vi-rút dính vào bề mặt đồ vật trơn bóng như điện thoại di động, rất dễ làm dính vào tay thông qua các ngón tay tiếp xúc với điện thoại di động.

Lúc này nếu dùng tay vừa sờ qua điện thoại di động dụi mắt, ăn uống, vi-rút có thể sẽ thừa cơ xâm nhập vào cơ thể, từ đó dẫn đến bị lây nhiễm. Do vậy, cho dù về nhà đã rửa tay thật kỹ và sạch sẽ nhưng vẫn có khả năng bị dính vào vi-rút khi sờ vào đồ vật trên người như điện thoại di động.

Đại học Surrey Anh từng tiến hành một thử nghiệm, đặt điện thoại di động vào đĩa petri, vài ngày sau màn hình điện thoại di động hoàn toàn bị vi khuẩn che phủ.

02 Tại sao điện thoại di động lại bẩn như vậy

Đại học Stanford cũng từng làm một nghiên cứu, báo cáo cho thấy trong 30 mẫu điện thoại di động, lượng vi khuẩn và vi rút trên điện thoại có màn hình cảm ứng gấp 19 lần so với nhà vệ sinh nam. Mỗi inch vuông trên điện thoại di động có 25 nghìn loại vi khuẩn, đúng là bẩn hơn cả toa lét.

Có lẽ nhiều người hoài nghi, tại sao điện thoại di động của mình lại bẩn đến vậy?

Công ty nghiên cứu Mỹ Dscount từng đưa ra một báo cáo về hành vi của người sử dụng điện thoại di động, theo thông kê, người châu Á rất thích cúi đầu xem điện thoại, người sử dụng điện thoại thông minh bình thường trung bình sờ vào điện thoại 2617 lần/ngày, trung bình mỗi người sử dụng mất 2,42 tiếng đồng hồ trên màn hình điện thoại.

Sau khi tay bạn tiếp xúc với các đồ vật khác nhau, mang điện thoại đến các nơi, thu thập lượng lớn vi khuẩn, lại thường xuyên sờ vào điện thoại, vi khuẩn và vi rút sẽ dính vào màn hình hoặc vỏ bảo vệ điện thoại di động.

Hơn nữa phần lớn điện thoại đều có đặc tính tản nhiệt, môi trường rất thích hợp vi khuẩn sinh sống và lan tỏa, điều này cũng kéo dài tuổi thọ của vi-rút.

03 sử dụng và vệ sinh điện thoại di động thế nào cho đúng

1, Không dùng chung điện thoại với người khác

Người nhà, bạn bè thường xuyên dùng chung điện thoại để xem phim, chơi game v.v, điều này sẽ làm tăng thêm rủi ro tiếp xúc vi-rút không rõ nguồn gốc, dính vi khuẩn nhiều hơn.

2, không mang điện thoại khi đi vệ sinh

Hiện nay rất nhiều người ngay cả khi đi vệ sinh cũng thích xem điện thoại, điều này không những có hại tới sức khoe, còn sẽ tăng rủi ro để điện thoại dính với các loại vi rút, vi khuẩn. Nếu bạn không có điện thoại trong tay thực sự cảm thấy chán nản thì đề nghị xem bảng thành phần của sữa tắm vậy.

3, không chơi điện thoại di động khi ăn cơm

Tục ngữ có câu “Bệnh tại mồm”, rửa tay trước khi ăn cơm, hễ sờ vào điện thoại thì đã uổng công rồi, lại dùng tay sờ qua điện thoại cầm đũa, lau miệng, thứ bẩn gì đều vào luôn cơ thể.

Do hiện nay vào mùa dễ bùng phát dịch cúm, lại có dịch Covid-19 hoành hành, chúng ta còn cần phải thường xuyên tiến hành làm vệ sinh khử trùng đối với điện thoại di động.

Thông thường sử dụng bông cồn y tế hàm lượng 75% lau chùi điện thoại thì có thể khử trùng hiệu quả. Tất cả các vị trí như màn hình, mặt sau, mặt cạnh bên, lỗ phím, cổng sạc pin v.v đều phải lau sạch, vỏ điện thoại cũng phải tháo ra rửa sạch và khử trùng.

Lau xong nhớ chờ 5 phút để cồn trên điện thoại bốc hơi rồi mới tiếp tục sử dụng nhé.

Hóa ra điện thoại di động bẩn đến vậy, sau khi về đến nhà, ngoài rửa tay, rửa mặt ra, các bạn hãy nhớ khử trùng cho điện thoại di động nhé, như vậy mới có thể bảo vệ hiệu quả sức khỏe và bản thân mình.

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn