Tiếng Việt Nam

Vi-rút nCoV có khả năng tồn tại lâu dài, bạn đã chuẩn bị tâm lý chưa?

criPublished: 2021-06-04 15:06:17
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Mới đây, Phó Viện trưởng Viện Công trình Trung Quốc, chuyên gia y học hô hấp và bệnh nguy kịch Vương Thần cho biết, Covid-19 có thể chuyển thành bệnh mãn tính, chung sống lâu dài với con người, chúng ta phải chuẩn bị tâm lý.

Khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài Phát thanh và Truyền hình Trung ương TQ về liệu vi rút có khả năng tồn tại lâu dài hay không, Trưởng nhóm chuyên gia cấp cao Ủy ban Y tế và Sức khỏe nhà nước Trung Quốc, Viện sĩ Viện Công trình Trung Quốc Chung Nam Sơn cũng trả lời là “có khả năng”.

Vi rút nCoV có khả năng tồn tại lâu dài, câu trả lời này khiến không ít người cảm thấy sợ hãi..

Chẳng nhẽ về sau phải luôn đồng hành với khẩu trang ư?

Tình cảnh như vậy, khó có thể tưởng tượng và chấp nhận.

Đừng hoảng sợ.

Tại sao đưa ra dự đoán “Vi-rút nCoV có khả năng tồn tại lâu dài”?

Điều để lại ấn tượng sâu sắc cho người Trung Quốc là vi rút SARS năm 2003 đột nhiên hoành hành sau đó đột nhiên lại biến mất. Nhưng tại sao chuyên gia lại dự đoán vi rút nCoV có khả năng tồn tại lâu dài khi đứng trước vi rút nCoV cùng chủng cô-rô-na với SARS?

“Tồn tại lâu dài” là trạng thái bình thường của vi rút

Khi trả lời phỏng vấn của phóng viên tờ “Thời báo Hoàn Cầu”, Giáo sư Dương Chiếm Thu của Trung tâm Nghiên cứu vi rút trường Đại học Y Đại học Vũ Hán cho biết: Một vi rút mới chỉ cần xuất hiện, tồn tại lâu dài là đặc điểm của nó. Do vậy, đối với vi rút nCoV mà nói, có khả năng tồn tại lâu dài cũng không phải là lạ.

Trên cơ sở này, chúng ta tiến hành so sánh vi rút nCoV và vi rút SARS, thì phát hiện hai loại vi rút này không khác gì về sách lược lây nhiễm.

Tính ẩn náu

Vi rút nCoV có tính ẩn náu, đây cũng là điểm khác biệt rõ ràng so với vi rút SARS.

Một trong những triệu chứng điển hình của SARS là sốt, do vậy thông qua đo thân nhiệt có thể nhận dạng hiệu quả bệnh nhân.

Trong khi đó vi rút nCoV có tính ẩn náu, không thể hiện triệu chứng rõ rệt, cũng có nghĩa là nếu không xét nghiệm kịp thời thì khó có thể phát hiện, cũng không thể kiểm soát đối với người tiếp xúc mật thiết, từ đó nó có thể tiếp tục lây theo chiều ngang (tức lây sang người khác) và lây theo chiều dọc (tức lây sang thế hệ sau) thiếu thành phần mà sống tốt hơn, thực hiện chung sống lâu dài với con người.

Tỷ lệ tử vong thấp và sức lây nhiễm mạnh

Từ xu thế lây nhiễm, so với SARS, Covid-19 thể hiện sức lây nhiễm mạnh hơn, nhưng sức tàn phá thấp hơn.

Tỷ lệ tử vong trung bình của bệnh nhân SARS là 9.6%, trong khi đó theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới công bố vào tháng ba, tỷ lệ lây nhiễm và tử vong của dịch Covid-19 vào khoảng 3.4%.

12全文 2 下一页

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn