Tiếng Việt Nam

TRANG TỬ—NHÀ TRIẾT HỌC CỔ ĐẠI NỔI TIẾNG TRUNG QUỐC

criPublished: 2021-06-04 14:24:32
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Cũng như Lão Tử, Trang Tử coi “Đạo” là gốc của vũ trụ, cho rằng Đạo tồn tại trong mọi sự vật, là gốc tích và căn cứ của sự tồn tại và biến hóa của muôn vật, coi trọng tự do và thuận theo tự nhiên, bất cứ sự vật gì cũng không phải là tuyệt đối, nếu nhìn từ góc độ khác nhau, thì sẽ có ý nghĩ khác nhau. Trang Tử nêu ra tư tưởng muôn vật nhất thể, cho rằng, tuy muôn vật đều muôn vẻ khác nhau, nhưng đều do tụ khí mà thành, đều cùng một thể. Xuất phát từ tư tưởng này, ông cho rằng sự khác biệt của muôn vật lớn bé hay to nhỏ, sống lâu hay chết yếu, chết hay sống, đúng hay sai v.v.. đều chỉ là tương đối, xét từ góc độ nhất thể, tất cả sự khác biệt đó đều là vô nghĩa.

Trang Tử bất mãn trước hiện thực xã hội lúc bấy giờ, ông miêu tả xã hội lúc bấy giờ “Phúc nhẹ hơn lông vũ, họa nặng hơn trái đất”. Cho nên ông chán ghét lối sống thế tục, theo đuổi tinh thần tự do vùng thoát sự gò bó. Những nhân vật thiêng liêng và chân thật trong tư tưởng phải là những người ăn gió nằm sương, ngao du giữa đất trời, không chịu có bất cứ sự gò bó nào, không dựa dẫm vào bất cứ ai. Ông theo đuổi một thế giới siêu phàm thoát tục, không bao giờ bận tâm với những điều phải trái, tốt xấu, vui buồn mà ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, nên để cho tính bẩm sinh của con người có thể tự do phát triển; còn đối với ai chỉ đòi hỏi danh lợi, thì ông coi họ như chim sẻ sâu bọ, không biết trời cao đất dày, không có hoài bão lớn lao; ông coi sống và chết như hiện tượng đổi mùa Xuân Hạ Thu Đông của thiên nhiên, không biết sống vui, không biết chết xấu, ông thậm chí cho rằng, cái chết chính là sự giải thoát sự đời “mới là thật”, sau khi người vợ qua đời phải “đánh trống khua chiêng”; muốn đạt được đỉnh cao của tưởng đó, Trang Tử đưa ra biện pháp tu dưỡng là “Tâm chay”, tức trong lòng không nên có ý nghĩ vẩn đục, “Tọa vong”, tức ngôi ngay ngắn quên đi những gì không đáng nhớ.

Tư tưởng của Trang Tử bao hàm trí tuệ sâu sắc, có sự ảnh hưởng sâu sắc cho muôn đời sau. Ông nêu ra tư tưởng muôn vật một thể, đây là nhận thức tiến bộ đối với thế giới; còn tư tưởng chỉ dựa vào biện luận, căn cứ vào tiêu chuẩn chủ quan thì không thể phán đoán đúng hay sai, và quan điểm thế giới là vô hạn mà năng lực nhận thức của con người là có hạn, nêu ra hai vấn đề căn bản trong lĩnh vực nhận thức. Tuy Trang Tử vẫn chưa thể giải đáp một cách chính xác những vấn đề này, vẫn còn mang tính phiến diện, thậm chí chỉ đạt được kết luận sai lầm, song vấn đề mà Trang Tử nêu ra rất sâu sắc. Nhân sinh Triết học của Trang Tử tuy phiến diện và tiêu cực, nhưng lại mang ý nghĩa và có tác dụng để giải trừ sự phiền muộn của con người trong thời buổi loạn lạc và trắc trở, có thể khiến cho tâm lý con người trở nên cân bằng, có tác dụng bổ sung cho nhân sinh quan tích cực và hữu vi.

Tập “Trang Tử” phần lớn là những triết lý bằng những mẩu chuyện ngụ ngôn, lời văn rất mỹ miều, có giá trị văn học rất cao. Đọc tập “Trang Tử” có thể nâng cao trình độ văn học.

Tập “Trang Tử” là cuốn sách của học phái Trang Tử, là điển tịch quan trọng của Đạo gia. Hiện nay tập “Trang Tử ” còn lại 33 bài, chia làm bài trong, bài ngoài và bài tạp. Mọi người cho rằng, bài trong là do Trang Tử viết, còn bài ngoài và bài tạp là do học trò của Trang Tử sáng tác.

Các bạn thân mến, trên đây Sảnh Hoa vừa giới thiệu với quý vị và các bạn về Trang Tử- Nhà Triết học cổ đại nổi tiếng Trung Quốc. Vào giờ này tuần sau, Sảnh Hoa xin giới thiệu với quý vị một Nhà hiền triết cổ đại khác cũng rất nổi tiếng của Trung Quốc, hoan nghênh quý các bạn đón nghe.

Hộp thư kỳ này xin tạm khép lại tại đây, xin chào và tạm biệt các bạn.

首页上一页12 2

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn