Tiếng Việt Nam

Mạn đàm về Tết Đoan Ngọ cổ truyền

criPublished: 2021-06-04 14:47:47
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Tháng 6 là mùa nắng nóng, là tháng có nhiều ngày lễ ấn tượng. Từ mồng 1 tháng 6 là Ngày Quốc tế Thiếu nhi, rồi đến ngày 7 và ngày 8 tháng 6 là hai ngày hệ trọng của các sĩ tử Trung Quốc trong mùa thi tuyển đại học vừa kết thúc, hôm nay mùng 5 tháng 5 âm lịch là Tết Đoan Ngọ, đây là ngày lễ truyền thống chung của nhân dân hai nước Trung Việt

Hai nước Trung-Việt có nền văn hóa tương thông, phong tục tập quán tương đồng, vậy nên có rất nhiều ngày lễ cổ truyền trùng nhau như Tết Nguyên Đán, tết Trung Thụ.

Tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5 âm lịch có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ đã được “Việt hoá”, trong cái giống nhau cũng có cái khác nhau.

Bạn V C ở tỉnh Tuyên Quang viết tin nhắn như sau: “Mồng 5 tháng 5 âm lịch là ngày Tết Đoan Ngọ cổ truyền, mỗi năm vào dịp này nhà nào nhà nấy ở Việt Nam cũng ủ cho lên men rượu bằng gạo nếp thơm ngon. Em biết Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ Trung Quốc, nhân dịp ngày Tết truyền thống này, xin mời Hộp thư Ngọc Ánh giới thiệu xuất xứ của ngày Tết Đoan Ngọ cho vui.”

Cảm ơn bạn V C đặt câu hỏi thú vị trên đây, nhân dịp Tết Đoan Ngọ cổ truyền, Mẫn Linh xin mạn đàm với các bạn về Tết Đoan Ngọ. Trong tiếng Hán, Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều, ăn tết Đoan Ngọ thường vào buổi trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí.

Về bắt nguồn của ngày tết Đoan Ngọ, từng có rất nhiều sự giải thích khác nhau, có người cho rằng, tập tục tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ Hạ Trí trong thời cổ Trung Quốc, người thì cho rằng, đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang Trung Quốc, nhưng cách nói phổ biến nhất trong dân gian cho rằng, Đoan Ngọ là Tết lễ kỷ niệm Khuất Nguyên, nhà thơ yêu nước thời cổ Trung Quốc.

Nhà thơ Khuất Nguyên sinh sống ở nước Sở trong thế kỷ 3, trước công nguyên. Tương truyền ông là tác giả bài thơ “Ly tao” thể hiện tâm trạng đau buồn vì đất nước suy vong với hoạ mất nước. Do can ngăn vua Hoài Vương không được, lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn vào mùng 5 tháng 5. Thương tiếc người con trung nghĩa của đất nước, mỗi năm cứ đến ngày này, dân Trung Quốc xưa lại gói bánh chưng có góc cạnh, để làm cho cá sợ, khỏi đớp mất, rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh chưng có góc cạnh xuống sông để cúng Khuất Nguyên. Còn truyền thuyết rằng, tập tục tết Đoan Ngọ là bắt nguồn từ Hạ Trí trong thời cổ, đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang TQ.

Ngoài ra đây còn là ngày kỷ niệm danh thần Ngũ Tử Tư gieo mình xuống sông Tiền Đường, và kỷ niệm người con gái hiếu thảo tên là Tào Nga đã gieo mình xuống sông để cứu cha, người đời sau đặt dòng sông này là sông Tào Nga.

12全文 2 下一页

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn