Tiếng Việt Nam

XUẤT XỨ CỦA CA KHÚC “KẾT ĐOÀN”

criPublished: 2021-06-04 15:41:23
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Sảnh Hoa xin chào quý vị và các bạn đang có mặt bên máy thu thanh đón nghe mục Hộp thư thính giả trên sóng và trên mạng Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc.

Sáng mồng 1/7, Lễ mít-tinh kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra trọng thể trên Quảng trường Thiên An Môn Bắc Kinh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự và có bài phát biểu quan trọng, trở thành tiêu điểm thu hút sự chú ý của mọi người. Quang cảnh buổi lễ rất hoành tráng, rất đông quần chúng có mặt trên hiện trường đều không cần đeo khẩu trang, mỗi nội dung hình ảnh xuất hiện tại hiện trường đều bắt mắt, khiến người xem đều phấn khích, hồ hởi, hào hứng và không khỏi trầm trồ. Đặc biệt, bài phát biểu quan trọng của Tổng Bí Thư Tập Cận Bình đã thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả trên toàn cầu, Đài phát thanh truyền hình Trung ương Trung Quốc đã đưa tin từ hiện trường cập nhật.

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tập Cận Bình đều xuất phát từ nhân dân, thân dân và vì dân, vì an ninh quốc gia. Sảnh Hoa rất ấn tượng câu nói sau đây của Tổng Bí thư Tập Cận Bình: Giang sơn thuộc về nhân dân, nhân dân chính là giang sơn. Nhân dân Trung Quốc không bao giờ bắt nạt, áp bức, nô dịch nhân dân nước khác, trước đây không có, hiện nay không có, tương lai cũng sẽ không thể có. Bên cạnh đó, nhân dân Trung Quốc cũng quyết không chấp nhận bất kỳ thế lực bên ngoài nào bắt nạt, áp bức, nô dịch Trung Quốc.

Xin cảm ơn các bạn đã có những lời chúc mừng sau đây:

Bạn L C viết:

Chúc mừng ĐCS Trung Quốc đã đưa Trung Hoa trở thành cường quốc số 1 thế giới.

Bạn N-T-T viết:

Chúc mừng ĐCS Trung Quốc. Chúc tình hữu nghị giữa 2 Đảng, 2 nhà nước Trung - Việt mãi mãi tốt đẹp

Bạn Q-D-M viết:

Chúc mừng mốc thời gian đặc biệt này của các bạn

Bạn N-V-M viết:

Rất thích Trung Quốc vì thành tựu kinh tế của họ, phải nói là họ đi từ xe đạp lên ô tô luôn, chứ không qua giai đoạn xe máy như một số nước.

Ngoài ra, nhiều bạn bày tỏ rất ấn tượng với bài đồng ca “Kết Đoàn” vang lên trên Quảng trường Thiên An Môn Bắc Kinh.

Bạn S-B-Q viết:

Kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc. Bài hát "Kết Đoàn" vang lên. Có phải bài hát này có lời dịch của Đỗ Nhuận, mà mình đã hát từ bé, cứ tưởng là của Việt Nam. Do lời Việt đặt hay quá nên đa số học sinh cứ tưởng bài hát “Kết Đoàn” là của Việt Nam.

Bạn P-H-Q viết:

Bài hát “Kết Đoàn” này rất rất phổ biến ở VN thế hệ tôi.

Bạn T- H viết Bài hát “Kết Đoàn” này có ảnh Bác Hồ chỉ huy dàn nhạc này.

Bạn K-C-T viết:

Năm 1937 nhân dân TQ tiến hành cuộc kháng chiến chống Xâm lược Nhật Bản. Bác Hồ khi đó công tác tại Quốc Tế Cộng Sản ở Matxcova, Bác đề nghị Quốc Tế Cộng Sản cử Bác sang TQ tham gia cuộc kháng chiến của nhân dân TQ. Rồi Bác đã đến Diên An. Ngày 28/1/1941 Bác trở về Tổ Quốc , trực tiếp cùng Trung Ương Đảng lãnh đạo cách mạng VN. Bài hát “ Kết Đoàn” là bài hát phổ biến tại Diên An thời kháng chiến chống Nhật. Có tư liệu lịch sử, nên chính Bác đưa bài hát này về VN.Bài hát này rất phổ biến trong kháng chiến chống Pháp, trong thời gian 1954-1965-1975 tại Miền Bắc. Ngày1/7/2021 khi nghe lại bài “Kết Đoàn “chúng ta cảm động .Bài hát này gắn bó với chúng ta, gắn bó với một giai đoạn cách mạng VN, bài hát vẫn còn giá trị của ca khúc cách mạng.

Các bạn thân mến, vậy tác giả bài hát “Kết đoàn” là ai? Sau đây Sảnh Hoa xin mượn bài viết có tên tác giả đăng trên Báo “Quân đội nhân dân” Việt Nam để chúng ta cùng tìm hiểu và tham khảo nhé:

Xuất xứ bài hát "Kết đoàn", tiếng Trung là团结就是力量-Đoàn Kết là sức mạnh:

Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954) và cho đến tận sau hòa bình hàng chục năm, sinh hoạt tập thể nào của bộ đội, các đoàn thể quần chúng, dưới khẩu hiệu “Tổ quốc trên hết”, đều hát vang bài “Kết đoàn”. Bài hát được Bác Hồ dùng như một lời nhắc nhở đoàn kết và được dùng rộng rãi như vậy, nhưng rất ít người biết tác giả là ai...

“Kết đoàn” là bài hát mà sinh thời Bác Hồ thường cho cả tập thể cùng hát trước khi Bác chia tay một cuộc họp mặt. Còn có một bức ảnh Bác cầm que nhạc trưởng chỉ huy cho dàn nhạc hòa tấu bài “Kết đoàn”. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954) và cho đến tận sau hòa bình hàng chục năm, sinh hoạt tập thể nào của bộ đội, các đoàn thể quần chúng, đều hát vang bài “Kết đoàn”. Bài hát được Bác dùng như một lời nhắc nhở đoàn kết và được dùng rộng rãi như vậy, nhưng rất ít người biết tác giả là ai.

Bài hát “Đoàn kết tựu thị lực lượng”, “Mục Hồng từ, Lư Túc khúc, viết bằng nhạc số là hình thức kí âm bằng chữ số đặc thù của nhạc Trung Quốc.

Bản dịch tiếng Việt hồi đó rất hay, phổ quát,: “Kết đoàn chúng ta là sức mạnh-Kết đoàn chúng ta là sắt gang. Đoàn kết ta bền vững. Dù sắt hay là gang, mà sắt với gang còn kém bền vững. Chúng ta thề phá tan quân thù, thực dân, đế quốc, sài lang với phe phản động, ta đập tan hoang. Tiến tiến mau mau kìa tự do đang reo bừng trong ánh dương, xây đời mới trong dân chủ mới!”.

Bản dịch rất sáng tạo, phù hợp với nội dung cách mạng kháng chiến kiến quốc thời chống Pháp, và ta cứ tưởng là bài hát Việt Nam.

Ai dịch và từ bao giờ?

Chưa rõ. Ai biết và ai là dịch giả, xin lên tiếng để khỏi khuyết danh dịch giả. Điều chắc chắn là, bài hát “Kết Đoàn” này truyền vào Việt Nam từ trong kháng chiến chống Pháp, tất nhiên là phải sau năm 1943 khi nó ra đời, và trước năm 1949 khi Cách mạng Trung Quốc thành công. Bởi vì trong kháng chiến chống Pháp, ta tiếp thu nhiều kinh nghiệm chiến thuật của bạn thì việc Việt hóa một bài hát của bạn có lợi cho kháng chiến và tư tưởng đoàn kết cũng không có gì lạ.

Tóm lại: Bài “Kết đoàn” là bài hát Trung Quốc “Đoàn kết chính là sức mạnh”, lời của Mục Hồng, nhạc của Lư Túc, sáng tác năm 1943; khi truyền sang Việt Nam đã chuyển từ nhạc số sang nhạc khuông, và đã Việt hóa phần lời.

Lại đến thời điểm Sảnh Hoa khép lại kỳ Hộp thư thính giả rồi, xin chào và hẹn gặp lại các bạn.

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn