Tiếng Việt Nam

LÃO TỬ- NHÀ HIỀN TRIỂT CỔ ĐẠI NỔI TIẾNG TRUNG QUỐC

criPublished: 2021-06-04 15:47:39
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Cái tinh túy trong triết học của Lão Tử là tư tưởng biện chứng chất phác, đó chính là: bất cứ sự vật gì cũng đều có sự đối lập và chuyển hóa một cách chính diện và phản diện. Ví dụ như: có và không, khó và dễ, phúc và họa v.v ... tuy đều là tương phản nhau nhưng lại cùng tồn tại nương tựa lẫn vào nhau, bất cứ sự vật gì, cuối cùng rồi cũng đi theo hướng tương phản của nó. Để đề phòng hiện tượng này, Lão Tử cho rằng, nên thường xuyên giữ gìn cho địa vị của sự vật nhỏ yếu nhưng kiên gan, để tránh xảy ra tấn bi kịch là sự vật quá hưng thịnh rồi đi đến suy thoái, quá vinh hoa rồi đi đến bị diệt vong. Qua đó có thể thấy nhận thức hết sức sáng suốt của Lão Tử trước thềm sụp đổ của chế độ Nô Lệ.

Về mặt tư tưởng chính trị, Lão Tử chủ trương “vô vi”, cho rằng chỉ có “vô vi” mới có thể “vô bất vi”, phản ánh sự bất lực của tầng lớp thống trị hồi bấy giờ, nhằm làm dịu mâu thuẫn xã hội gay gắt lúc đó. Lịch sử quan của Lão Tử là lạc hậu, yêu cầu được trở lại với thời đại “tiểu quốc quả dân”, “lân quốc tương vọng, kê khuyển chi thanh tương văn, dân chi tử bất tương vọng lai” có nghĩa là : nhân dân của nước láng giềng có thể nhìn nhau, có thể nghe thấy tiếng của con gà con chó của nước đối phương, nhưng nhân dân hai bờ đến chết cũng không nên qua lại với nhau. Lão Tử khuyên mọi người nên chất phác, sinh sống một cách tự nhiên, tránh xảy ra bạo lực và tham tài trục lợi. Lão Tử cho rằng, con người không nên làm thay đổi thế giới này, mà nên tôn trọng thế giới. Chính phủ thực thi chương trình thu thuế cao mang tính tham vọng và phát động chiến tranh là trái ngược với tinh thần triết học đạo đức.

Nếu muốn tiến hành nghiên cứu sâu hơn về tư tưởng của Lão Tử, biện pháp tốt nhất là nên kết hợp với Trang Tử để mà cùng nghiên cứu. Trang Tử là học trò của Lão Tử, và cũng là đại diện vĩ đại nhất của Đạo Gia. Khổng Tử hết sức kính trọng Lão Tử, từng đến theo học với Lão Tử, rất nhiều nguyên lý trong Đạo giáo cũng thấm sâu vào trong Khổng học. Thế nhưng, sự khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia đã được phân biệt rõ ràng vào sau năm 136 trước công nguyên (đó là thời Hán Vũ Đế độc tôn Nho thuật), các quan lại tôn sùng Khổng Tử, các nhà thơ nhà văn tôn sùng Lão Tử và Trang Tử. Thế nhưng một khi các nhà thơ nhà văn mà có dịp lên làm quan, sau khi đôi mũ làm quan lên đầu, thì họ chuyển sang công khai ca ngợi Khổng Tử, nhưng rồi lại ngấm ngầm nghiên cứu Triết học của Lão Tử và Trang Tử.

Triết học của Lão Tử có địa vị hết sức quan trọng trên lịch sử tư tưởng của Trung Quốc, sau thời nhà Hán, có tới hàng ngàn học giả chú thích cho “Lão Tử”, đây là hiện tượng hiếm thấy trong việc nghiên cứu sách cổ Trung Quốc. Triết học Lão Tử là di sản quan trọng của tư tưởng cổ đại Trung Quốc, triết học Lão Tử từng có sự ảnh hưởng quan trọng hoặc là tích cực hoặc là tiêu cực về triết học, chính trị, nhân sinh v v... của Trung Quốc.

Các bạn thân mến, trên đây Sảnh Hoa vừa giới thiệu với quý vị và các bạn về Lão Tử- Nhà Hiền triết thời cổ Trung Quốc, nếu bạn lỡ mất mốc giờ đón nghe trên sóng, mời bạn truy cập mục Hộp thư Ngọc Ánh trên tường Facebook để đón đọc và đón nghe trực tuyến vào bất cứ lúc nào và tại địa điểm nào. Sảnh Hoa hứa sẽ sưu tầm tiếp nội dung bài viết vềnhân vật thời cổ nổi khác, để vào giờ này tuần sau, Sảnh Hoa xin giới thiệu tiếp với quý vị và các bạn, hoan nghênh quý các bạn đón nghe.

Hộp thư kỳ này xin tạm khép lại tại đây, chúc các bạn an lành, vui khỏe, xin chào và tạm biệt các bạn.

首页上一页12 2

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn