Tiếng Việt Nam

HAI VỊ TRẠNG NGUYÊN NỔI TIẾNG TRUNG QUỐC

criPublished: 2021-06-04 14:32:41
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Từ Bắc Kinh xa xôi, Sảnh Hoa xin gửi đến quý các bạn đang có mặt bên máy thu thanh hoặc đang truy cập mạng theo dõi mục Hộp thư Thính giả Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc lời chào thân ái và lời thăm hỏi ấm áo. Mùa đông trên miền phương Bắc nhiệt độ dưới âm, không khí lạnh buốt, ngoài trời gió rét căm căm, trong nhà ấm áp dễ chịu. Mong sao nội dung chương trình đêm nay sẽ mang lại cho các bạn không những món ăn tinh thần thoải mái, mà còn mang lại cho các bạn sự ấm áo từ phòng phát thanh của nhà Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc.

Các bạn thân mến, kể từ hạ tuần tháng 8, Sảnh Hoa đã lần lượt giới thiệu với các bạn loạt bài kể về cuộc đời và sự nghiệp của một số nhà hiền triết nổi tiếng cổ đại Trung Quốc như Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Mạnh Tử, Mặc Tử, Hàn Phi Tử, Tuân Tử, Vương Sung, Chu Hy, Vương Dương Minh, Đổng Trọng Thư. Các nhà hiền triết cổ đại này như những hạt ngọc châu sáng mãi trên dòng lịch sử lâu dài của Trung Quốc.

Bắt đầu từ kỳ hộp thư này, Sảnh Hoa xin giới thiệu với các bạn loạt bài về một số nhân vật nổi tiếng trong lịch sử cổ đại và cận đại Trung Quốc cùng những chuyện kể thú vị của họ.

Trong phần tiếp theo của chương trình Sảnh Hoa xin giới thiệu với các bạn hai vị trạng nguyên nổi tiếng Trung Quốc không cùng thời đại là Tôn Phục Già và Văn Thiên Tường.

Trạng nguyên là một danh hiệu thuộc học vị tiến sĩ của người đỗ thứ hạng cao nhất, giành được đầu bảng trong các khoa đình, thời phong kiến ở Trung Quốc. Người đỗ Trạng nguyên và tất cả những người đỗ tiến sĩ đều phải vượt qua cả 3 kỳ thi: thi Hương, thi Hội và thi Đình.

Trạng nguyên ngay thẳng dám nói thật-- Tôn Phục Già

Vị Trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc là ông Tôn Phục Già vào năm thứ 5 Võ Đức thời nhà Đường, tức năm 622 công nguyên.

Vào cuối thời nhà Tùy, Tôn Phục Già đã làm quan, về sau giữ chức Pháp Tào tức chức danh của quan Tư pháp trong bộ máy Tư pháp thời cổ tại huyện Văn Niên tức Tây An tỉnh Thiểm Tây ngày nay. Sau khi Đường Cao tổ Lý Uyên lên làm vua tại Trường An, Tôn Phục Già liền đầu hàng triều đình nhà Đường. Tháng 12 năm 622, triều đình nhà Đường tổ chức thi Khoa cử, Tôn Phục Già đã đứng đầu bảng trong số 30 người dự thi.

Thi tiến sĩ bắt đầu từ đời vua Dạng thời nhà Tùy, thế nhưng do bị thất thoát tư liệu trên lịch sử, cho nên tình hình khai trương cho các khoa mục trong thời vua Dạng nhà Tùy đã không được rõ nữa, vị trạng nguyên nổi tiếng đầu tiên trong lịch sử Khoa cử Trung Quốc là Tôn Phục Già.

Trong vụ “Huyền Vũ môn chi biến”, Tôn Phục Già ủng hộ Lý Thế Dân. Sau khi lên ngôi, vua Lý Thế Dân liền ban cho ông chức Nam tước, lại đề bạt ông lên giữ chức Đại lý tự Thiếu Khanh. Năm thứ 5 Chinh Quan, Tôn Phục Già phạm sai lầm khi sử lý một vụ án, liền bị bãi miễn, không bao lâu, vua Lý Thế Dân khôi phục chức quan của ông, và đề bạt nâng ông lên giữ chức Đại lý Tự Khanh, mấy năm sau, làm chức Thích sử Thiểm Tây.

12全文 2 下一页

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn