Tiếng Việt Nam

MẠN ĐÀM VỀ TẾT THANH MINH CỔ TRUYỀN

criPublished: 2022-04-04 15:31:48
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Từ Bắc Kinh xa xôi đang vào Xuân, Sảnh Hoa xin thân chào quý vị và các bạn thính giả và cư dân mạng đang theo dõi mục Hộp thư Thính giả trên sóng và trên mạng Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc phát đều đặn vào mỗi thứ Hai hằng tuần.

Hôm nay đi làm, Sảnh Hoa phát hiện Hoa Hải Đường đang nở rất đẹp, nên muốn chia sẻ với các bạn cảm xúc và kiến thức khi đứng ngắm trước những bông những chùm hoa Hải đường rất nên thơ.

Thân hình cành hoa Hải đường phóng khoáng, hoa nở như gấm, là loài hoa nổi tiếng mà xưa nay sang hèn đều thích. Hải Đường được mệnh danh là “Thần tiên của hoa”, “Hoa Quý Phi”, “Hoa quý phái”. Ngoài ra, Hải Đường còn gọi là hoa nhớ đứt ruột, là cỏ nhớ quê, tượng trưng cho nỗi niềm xa nhớ quê hương của những người con đi xa, bày tỏ nỗi sầu chia ly. Nhưng vì hoa Hải đường trông duyên sáng quyến rũ, sắc hoa đẹp đến nỗi khó mà hình dung, cho nên còn được ví là hoa Người đẹp. Sảnh Hoa chợt liên tưởng đến bài thơ Hoa Hải đường của nhà thơ lớn Việt Nam Nguyễn Du:

Hải đường mơn mởn cành tơ,

Ngày xuân càng gió càng mưa càng nồng.

Hải đường là ngọn đông lân,

Giọt sương gieo nặng cành xuân la đà

Có lẽ các bạn ở khu vực miền nam Việt Nam nơi có miền khí hậu nhiệt đới gió mùa đã rất quen với tiết trời nóng nực quanh năm, bốn mùa đều mặc áo ngắn tay, Bắc Kinh Trung Quốc thuộc miền khí hậu ôn đới lục địa, bốn mùa xuân hạ thu đông phân chia rất rõ rệt, mà thời gian giá lạnh lại dài hơn. Những ngày này đang là lúc giao mùa Xuân Hạ, tiết trời Bắc Kinh đang ấm dần, tuy vẫn hơi mát lạnh, nhưng cây cối đang bắt đầu đâm trồi nảy lộc, vạn vật thức tỉnh, vậy đã đến Tết Thanh minh, đây là một trong 24 tiết khí tính theo âm lịch của TQ, tính theo dương lịch thường là vào đầu tháng tư, tết Thanh minh năm nay là ngày 5 tháng tư, đây là một trong những ngày Tết dân gian cổ truyền của Trung Quốc. Nhân dịp này, Sảnh Hoa xin mạn đàm với quý vị và các bạn về tục Tết Thanh minh cổ truyền.

Nhân dân hai nước Trung-Việt có nền văn hóa tương đồng, cũng có tục tảo mộ vào tết Thanh Minh, Có nơi gọi tiết Thanh Minh là tết “Âm phủ”, qua đó có thể thấy đây là ngày lễ của những người đã quá cố. Cứ đến trước và sau Thanh minh, mọi người mang theo cuốc xẻng để đắp lại nấm mồ cho to, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trèo lên mộ của người thân đã khuất. Sau đó dâng hương, đốt vàng mã, đặt thêm bó hoa dâng cho vong hồn người quá vãng. Mọi người đi tảo mộ ăn vận rất chỉnh tề. Các ông bà già thì lo khấn vái nơi phần mộ. Thanh niên nam nữ cũng nhân dịp này mà phô sắc phô tài. Cả trẻ em cũng theo cha mẹ đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là bố mẹ muốn tập cho con chá sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa thường tranh thủ trở về vào dịp này để tảo mộ gia tiên và xum họp với đại gia đình. Thường người ta đi tảo mộ từ sáng sớm cho đến gần trưa.

12全文 2 下一页

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn