Tiếng Việt Nam

TIẾT KHÍ CỐC VŨ MẠN ĐÀM VỀ TÀU VŨ TRỤ CÓ NGƯỜI LÁI THẦN CHÂU 13 HẠ CÁNH THÀNH CÔNG

criPublished: 2022-04-18 10:33:52
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Trước hết, Sảnh Hoa xin gửi đến quý vị và các bạn đang theo dõi chuyên mục Hộp thư thính giả phát trên sóng và trên mạng Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc lời chào thân ái và lời chúc an khang.

Thứ tư ngày 20 tháng tư sắp tới là tiết khí Cốc Vũ. Đây là tiết khí thứ 6 trong một năm, và là tiết khí cuối cùng của mùa xuân. Trong hai chữ “Cốc Vũ”,“có nghĩa là ngũ cốc và mưa”, trong giai đoạn này lượng mưa nhiều lên rõ rệt, là mùa cắm mạ, trồng cây mới, cũng như các tiết khí khác, “Cốc Vũ”là sự phản ánh tiết khí trong văn hóa nông canh cổ đại Trung Quốc.

Mưa Cốc áng xuân sáng

Núi non đậm sắc xanh

Đới Thắng hót trong lá

Bèo dạt trên sóng xanh

Bốn câu thơ này là sự ca ngợi tiết khí Cốc Vũ, trần gian đẹp nhất trời tháng Tư đang dần ấm lên, nhưng vẫn chưa nóng. Có gió mát, nhưng không còn rét mướt. Mưa rơi đất trời sinh bách cốc, bèo dạt mây trôi, mẫu đơn khoe sắc, anh đào rộ nở. Một năm bốn mua xuân hạ thu đông: Mùa xuân gieo hạt, mùa hạ tưới vun, mùa thu gặt hái, mùa đông hưởng thụ.

Xin chúc các bạn, cơm ngày ba bữa no nê, một năm bốn mùa an khang.

Các bạn thân mến, mời các bạn theo dõ tiếp chuyên mục Hộp thư thính giả do Sảnh Hoa thực hiện.

Một năm bốn mùa, nắng nóng mưa sa, gió bão tuyết rơi vv... là hiện tượng thời tiết khác nhau trong năm trên toàn cầu, các hiện tượng như nhiệt độ toàn cầu đang nóng lên, động đất, sóng thần v.v.. đang là mối đe dọa đến xã hội loài người, đồng thời là đề tài khoa bí ẩn cần loài người nghiên cứu, khắc phục. Trung Quốc là quốc gia tham gia tích cực vào việc nghiên cứu đề tài khoa học trên ngoại tầng không gian.

Như các bạn đã biết, vào 10 giờ sáng ngày 16/4, mô-đun trở về của tàu vũ trụ có người lái Thần Châu 13 của Trung Quốc hạ cánh thành công, gây sốt trên mạng, trở thành đầu đề câu chuyện của người dân Trung Quốc.

Vâng, các bạn thân mến, sau khi làm việc trên quỹ đạo 183 ngày, 3 phi hành gia Trắc Chí Cương, Vương Á Bình và Diệp Quang Phú trở về trái đất, kết thúc chuyến du hành vũ trụ trong suốt nửa năm. Tàu vũ trụ Thần Châu 13 đưa phi hành đoàn tiếp đất trong quá trình chỉ khoảng 9 tiếng sau khi tách khỏi mô-đun, đã lập kỷ lục nhiệm vụ không gian có người tham gia dài nhất của Trung Quốc.

Khoảnh khắc tàu vũ trụ có người lái Thần Châu 13 trở về trái đất nói lên Trung Quốc đã hoàn thành tốt đẹp giai đoạn nghiệm chứng công nghệ then chốt của trạm vụ trụ, thúc đẩy sáng kiến “Toàn cầu chia sẻ vũ trụ” của Liên Hợp Quốc tiến thêm một bước lên phía trước.

183 ngày qua, tàu vũ trụ có người lái đã hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ theo kế hoạch, 3 phi hành gia hai lần ra khỏi trạm vũ trụ, tiến hành nhiều cuộc thí nghiệm khoa học-kỹ thuật, tương tác với mặt đất trong và ngoài nước thông qua các buổi giảng trên vũ trụ, lập nhiều cái “đầu tiên”, mang đến rất nhiều trải nghiệm độc đáo mới trên vũ trụ cho toàn cầu.

Trạm vũ trụ Trung Quốc là trạm vũ trụ đầu tiên mở cửa với tất cả các nước thành viên trong lịch sử của Liên Hợp Quốc. Hiện đã có 9 dự án của 23 thực thể đến từ 17 nước được chọn vào danh sách dự án thí nghiệm khoa học đợt đầu trên Trạm vũ trụ Trung Quốc.

Chủ nhiệm Văn phòng Liên Hợp Quốc về hoạt động vũ trụ Simonetta Di Pippo đánh giá rằng, Trung Quốc mở cửa trạm vũ trụ là một phần quan trọng của sáng kiến “Toàn cầu chia sẻ vũ trụ”của Liên Hợp Quốc, là một“hình mẫu vĩ đại”.

Trạm vũ trụ Trung Quốc mở rộng cánh cửa với thế giới sẽ là “ngôi nhà chung của toàn nhân loại”, chứng kiến nỗ lực bền bỉ của Trung Quốc nhằm thúc đẩy xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại trên lĩnh vực không gian vũ trụ.

Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc đã tường thuật trực tuyến hiện trường quá trình hạ cánh thành công của mô-đun tàu vũ trụ có người lái Thần Châu 13 bằng hơn 60 thứ tiếng các nước, trong có tiếng Việt Nam.

Điểm sáng và rất thú vị trong sự kiện này là chị Vương Á Bình một trong ba du hành gia trong tàu vũ trụ có người lái Thần Châu 13, được mọi người gọi trìu mến là “Người mẹ hái sao trời”, trở thành người phụ nữ đầu tiên sống trong mô-dun Thiên Cung và cũng là người phụ nữ Trung Quốc đầu tiên đi bộ ngoài không gian..

Các bạn thân mến, trên sân khấu gala chào xuân 2022 Đài Phát thanh-Truyền hình Trung Ương Trung Quốc, bé Triệu Vân Hy , con gái diệu của Du hành gia Vương Á Bình đã ngẩng đầu vẫy gọi mẹ: “Mẹ ơi, hái Sao Trời xuống cho con”.

Vừa đặt chân xuống mặt đất vào ngày16/4/2022, giờ Bắc Kinh, du hành gia, chị Vương Á Bình nói với các phóng viên rằng: “Tôi rất phấn khởi, rất phấn khởi. Xin báo tin bình an đến moi người. Tôi muốn nói với con gái của tôi rằng, Người Mẹ ‘hái sao trời’ đã trở về.”

Bé Vân Hy 6 tuổi, mặc váy màu đỏ Trung Hoa, ra tận sân bay Tây Giao Bắc Kinh đón mẹ và tặng mẹ bó hoa tươi thắm.

Bé Vân Hy nhận “ngôi sao” từ tay mẹ, đeo ngay lên cổ, bé tự hào quá đi, hạnh phúc quá đi.

Đông đảo cư dân mạng các nước đã theo dõi trực tuyến sự kiện cổ vũ lòng người này. Nhiều bạn đã comment chúc mừng thành quả tàu vũ trụ có người lái Thần Châu 13 trở về trái đất lần này.

Bạn N-Đ-H hỏi: Sau khi trở về trái đất, ba phi hành gia phải cách ly bao nhiêu lâu mới trở về với cuộc sống bình thường?

Sảnh Hoa: Bạn N-Đ-H thân mến, bạn đặt câu hỏi rất thú vị, rất có tính đại diện cho nhiều người quan tâm sự kiện này.

Sau khi ba nhà du hành đã hoàn thành nhiệm vị trở về mặt đất không có nghĩa họ đã được“tan tầm”trở về nhà đoàn tụ với gia đình, mà họ cần phải cách ly ngay, nhưng việc cách ly này không hoàn toàn bởi tình hình dịch COVID-19,mà là vì nguyên nhân khoa học rất phức tạp. Trước hết, liệu ngoại tầng không gian có sự sống hay không? Liệu trên đó có vi khuẩn hoặc vi rút gì hay không? Hoặc liệu các du hành gia có mang theo vi rút nào đó của trái đất lên trạm không gian, rồi chúng biến dị thành“vi rút vũ trụ”, rồi họ lại mang xuống trái đất? Đây là đề tài cách ly nghiên cứu, ngoài ra, các phi hành gia sống nửa năm trên ngoại tầng không gian trong môi trường không có trọng lượng, xương cốt, cơ thịt, các cơ quan trong cơ thể đều bị ảnh hưởng ở mức độ khác nhau, vậy nên trong thời gian cách ly các bác sĩ phải theo dõi chặt chẽ sức khỏe của các phi hành gia.

Thời gian các phi hành gia cách ly tầm khoảng một hai tháng hoặc lâu hơn, cho đến khi các nhà khoa học chắc chắn không có nguy hiểm nào cho chính phi hành gia hay cho trái đất rồi, thì các phi hành gia mới có thể trở về với cuộc sống bình thường.

Biên tập viên:Sảnh Hoa

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn