Tiếng Việt Nam

MẠN ĐÀM VỀ KINH KỊCH, QUỐC TÚY TRUNG QUỐC

CRIPublished: 2022-05-16 15:14:24
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Ví dụ như, nặt nạ tô đỏ thể hiện nhân vật trung thành nhất mực, nếu là màu trắng thì nhân vật đó có tính cách gian trá, độc ác, màu xanh lam thể hiện nhân vật đó kiên cường dũng cảm, màu vàng nói nên nhân vật đó tàn bạo, màu vàng hoặc màu bạc tượng trưng cho thần phật hoặc quỷ quái, khiến khán giả có một cảm giác huyền ảo. Thông thường cho rằng, cuối thế kỷ thứ 18 là thời kỳ phát triển rầm rộ nhất của Kinh kịch. Hồi đó, không những tuồng sân khấu dân gian rất phồn thịnh, mà trong Hoàng cung cũng thường xuyên tổ chức biểu diễn tuồng sân khấu. Bởi vì các Hoàng gia quý tộc thích xem Kinh Kịch, điều kiện vật chất ưu việt trong cung đình đã cung cấp sự giúp đỡ về các mặt biểu diễn, quy chế về trang phục, hóa trang mặt nạ, phông cảnh sân khấu v v ... sân khấu tuồng dân gian trong hoàng gia quý tộc và dân gian ảnh hưởng lẫn nhau, khiến Kinh kịch có sự phát triển mạnh. Những năm 40 của thế kỷ 20, là giai đoạn thứ hai cao trào của Kinh kịch, tiêu chí phát triển Kinh kịch trong giai đọan này là xuất hiện nhiều trường phái khác nhau, nổi tiếng nhất là bốn trường phái lớn đó là Mai Lan Phương (1894--1961), Thượng Tiểu Vân (1900--1976), Trình Nghiên Thu (1904--1958), Tuần Tuệ Sinh (1900--1968). Mỗi trường phái lớn trên đây lại có hàng loạt diễn viên nổi tiếng, họ có mặt sôi nổi trên sân khấu của các thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh, nghệ thuật sân khấu Kinh kịch vào một thời điểm phát triển mạnh mẽ.

Mai Lan Phương là một trong những nhà nghệ thuật Kinh kịch nổi tiếng nhất thế giới, ông tập biểu diễn Kinh kịch từ năm lên 8, năm 11 tuổi đã ra mắt công chúng trên sân khấu. Trong cuộc đời nghệ thuật sân khấu suốt hơn 50 năm, ông đã có nhiều sáng tạo và phát triển về các mặt giọng ca Đào, bạch thoại, động tác múa, âm nhạc, trang phục, hóa trang v v ... hình thành phong cách nghệ thuật độc đáo. Năm 1919, ông Mai Lan Phương dẫn đoàn Kinh kịch sang Nhật biểu diễn, Kinh kịch lần đầu tiên được truyền bá ra hải ngoại; năm 1930, ông lại dẫn đoàn Kinh kịch sang Mỹ biểu diễn, thu được thành công lớn; năm 1934, ông nhận lời mời dẫn đoàn sang châu Âu biểu diễn, được giới sân khấu châu Âu coi trọng. Sau đó, các nơi trên thế giới đã coi Kinh kịch là trường phái sân khấu truyền thống Trung Quốc .

Kể từ khi Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách mở cửa, Kinh kịch lại có sự phát triển mới. Là tinh hoa nghệ thuật truyền thống dân tộc, Kinh kịch đã được chính phủ Trung Quốc ra sức nâng đỡ. Ngày nay, Nhà hát lớn Trường An Bắc Kinh bốn mùa quanh năm đều diễn nhiều vở Kinh kịch, các cuộc thi biểu diễn Kinh kịch Quốc tế đã thu hút nhiều người hâm mộ Kinh kịch trên thế giới tham gia, Kinh kịch là chương trình bảo lưu trong giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc với nước ngoài.

Nhà hát này mang phong cách kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, có 1028 chỗ ngồi, phần lớn biểu diễn các vở tuồng kịch hý kịch truyền thống, cũng có diễn kịch nói và Opera.

Rất mong sau khi hết dịch, đời sống xã hội trở lại bình thường, các tuyến hàng không, đường sắt, đường bộ của Trung Quốc mở cửa thông quan thông vận hoàn toàn rồi hoan nghênh bạn lên kế hoạch một chuyến du lịch Trung Quốc, trong đó có nội dung xem sân khấu tuồng kịch Trung Quốc để cảm nhận nội hàm sâu xa và phong phú của nghệ thuật sân khấu truyền thống Trung Quốc.

Hộp thư thính giả Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc kỳ này do Mẫn Linh dẫn xin tại khép lại tại đây. Thân ái chào các bạn.

Biên tập viên:Mẫn Linh

首页上一页12 2

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn