Tiếng Việt Nam

Bàn về đề thi làm văn Cao khảo Trung Quốc 2022

criPublished: 2022-06-12 16:40:42
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Nội dung đề: Đọc tư liệu bên dưới, viết bài theo yêu cầu.

“Bản thủ, diệu thủ, tục thủ” là ba thuật ngữ trong cờ vây. “Bản thủ” chỉ những nước đi thông thường tuân thủ logic cờ vây; “Diệu thủ” chỉ ra những nước đi tinh tế và bất ngờ của người chơi, còn “Tục thủ” chỉ những nước cờ trông có vẻ hợp lý, thế nhưng từ góc độ tổng thể rất dễ bị phá hủy. Đối với người mới bắt đầu, bạn nên bắt đầu với bản thủ. Cách duy nhất bạn có thể cải thiện kỹ năng chơi cờ của mình là nếu bạn có kỹ năng vững chắc trong tay. Một số người mới bắt đầu quan tâm đến việc theo đuổi các kỹ năng tốt là “diệu thủ”, bỏ qua các kỹ năng thường được sử dụng là “bản thủ” hơn. “Bản thủ” là nền tảng, và diệu thủ là sự sáng tạo. Nói chung, chỉ khi bạn hiểu biết sâu sắc về “bản thủ” của mình, bạn mới có thể có một diệu thủ tốt, nếu không, bạn chắc chắn sẽ ra tay thô tục, và trình độ sẽ không dễ dàng nâng cao.

Các tài liệu trên đã có tính dẫn dường. Hãy viết một bài nghị luận dựa trên tài liệu để phản ánh nhận thức và suy nghĩ của bạn.

Tiếp theo Sảnh Hoa xin đọc đề A toàn quốc, đề này được mọi người cho là khó nhưng lại cực hay. Đề bài như sau:

Đọc đề, làm bài theo yêu cầu của đề.

Trong Hồng Lâu Mộng hồi 7 “Vườn đại quan thử tài đề câu đối” có một tình tiết như sau: Vườn đại quan làm vì Nguyên Phi (Giả Nguyên Xuân) đã hoàn thành, quan khách đến thăm vườn đặt tên, câu đối cho đình đài lầu các.

Có người đề đến lấy hai chữ “Dực Nhiên” (Quang đãng sáng sủa) trong câu “Hữu đình dực nhiên” trong bài “Tuý Ông Đình ký” của Âu Dương Tu để đặt.

Giả Chính cho rằng đình này ở trên mặt nước, nên nói đến nước mới phải. Theo ông nên lấy chữ “Tả” trong “Tả xuất vu lưỡng phong chi gian” (nước chảy ra từ giữa hai ngọn núi). Có người đề nghị đặt “Tả Ngọc” (Nước chảy ra từ hạt ngọc). Bảo Ngọc từ chối, cảm thấy dùng “Tẩm Phương” càng tao nhã mới mẻ. Giả Chính gật đầu ngầm đồng ý.

“Tẩm Phương” (Thấm đượm hương thơm) hai chữ vừa tả ra được cảnh đẹp của ánh nước lấp lánh cùng hoa cỏ lại vừa không lỗi thời cũ kỹ. Cũng hợp tâm ý “Tỉnh thân” của Nguyên Phi, hàm xúc kín đáo, ý tứ chu toàn.

Trong đoạn trên mọi người đề tên cho hoành phi, có người trực tiếp đề, cũng có người biến hoá để đề hoặc dựa vào hoàn cảnh để đề, như vậy đã tạo ra những hiệu quả nghệ thuật bất đồng. Những cách làm trên có thể gợi ý, dẫn dắt con người đi vào những suy xét sâu sắc hơn ở nhiều lĩnh vực rộng hơn.

Từ kinh nghiệm của bản thân trong học tập và cuộc sống hàng ngày, viết một đoạn văn.

Yêu cầu: chọn góc phù hợp, xác định rõ khái niệm, văn phong rõ ràng và chuẩn bị tiêu đề; không sao chép, không đạo văn; không tiết lộ thông tin cá nhân; không dưới 800 chữ.

Sảnh Hoa cảm thấy hai đề văn trên đây, nếu muốn làm bài văn xuất sắc quả là khó thật, nhưng đề bài quả là hấp dẫn. Vậy chúng ta xem các bạn cư dân mạng Việt Nam có lời bình như thế nào đối với đề làm văn cao khảo của Trung Quốc nhé.

Bạn T-N viết:

Văn hoá TQ trải rộng 4000, năm ảnh hưởng khắp phương đông, vô cùng lớn và vĩ đại, trải qua bao nhiêu thời đại, những hệ tư tưởng văn hoá đan xen nhau cho nên với người TQ, những đề văn có nội hàm như vậy hoàn toàn bình thường. Người TQ do vậy nói chuyện có nội hàm sâu sắc. Tự nhiên đọc cái đề xong tôi thấy mình nông cạn

Bạn Đ-H- N viết:

Nghe như cách chúng ta nhìn nhận vấn đề trong cuộc sống ấy nhỉ, người chỉ thấy một mặt trực tiếp, người thì phân tích vấn đề để tìm ra bản chất vấn đề, người thì thay đổi vấn đề cho phù hợp với bản thân mình nhất. Nôm na là cách chúng ta hành động và giải quyết mọi việc trong cuộc sống .

Bạn T-A viết:

Mình nghĩ đề đang bàn đến thế giới quan của mỗi người. Điểm nhìn của con người về cùng một vấn đề sẽ cho thấy sự đa chiều của sự vật, hiện tượng thông qua lăng kính chủ quan của mỗi cá nhân, qua lăng kính đấy cũng phản ánh tư duy, góc nhìn, hoàn cảnh của chủ thể. Từ đó có cái nhìn sâu rộng, tổng quát, đầy đủ và khách quan hơn khi đánh giá cũng như giải quyết 1 vấn đề để tìm ra cách tối ưu nhất trong cuộc sống hiện nay.

Bạn P-T-N viết:

Thật sự thì thích những đề thiên về quan điểm và ý kiến của bản thân hơn là những kiểu đề rập khuôn như nước mình. Hồi mình đi học lúc nào làm nghị luận xã hội hầu như luôn được trọn điểm phần đó và cũng thích làm nghị luận xã hội hơn là làm văn phân tích các tác phẩm.

Các bạn thân mến, hộp thư kỳ này xin tạm khép lại, Sảnh Hoa xin chúc các sĩ tử Việt Nam tháng sau thi tốt thi hay thi đỗ đại học nhé.

Biên tập viên:Sảnh Hoa

首页上一页12 2

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn