Tiếng Việt Nam

Một số bản nhạc huýt sáo miệng (phần 1)

criPublished: 2018-05-24 16:52:10
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

NGHE18-4-1Koushao1.mp3

Ngọc Ánh xin mời quý vị và các bạn thưởng thức một số bản nhạc huýt sáo miệng mượt mà vui tai. Trong chữ Hán Trung Quốc, chữ sáo (哨)do bộ Khẩu 口 và bộ Tiêu 肖 tạo thành, cũng thông với chữ萧, tức Tiêu, ngày nay gọi là khèn, khèn là một loại nhạc cụ, ngày xưa, loại nhạc cụ này được làm bằng nhiều ống trúc xếp thành một hàng, ngày nay thường chỉ dùng một đoạn ống trúc là có thểđược. thổi trực tiếp phát ra âm thanh véo von vui tai. Chữ Khẩu (口)đi cùng với chữ Tiêu (萧), tiếng Hán gọi là"口萧", có nghĩa làâm thanh của nhạc cụ Tiêu có thể phát ra trực tiếp từ khẩu, tức mà miệng. Về sau, liền gọi loại nhạc cụ này là Tiêu, tức là Sáo trúc ngày nay.

Các bạn đang nghe bản nhạc huýt sáo miệng Scarborough, cải biên theo dân ca Xcốt len, ngày nay tại Xcốt-len hễ nhắc đến nhạc sáo thì bao giờ cũng liên tưởng đến bản nhạc này.

Scarborough là một chợ phiên định kỳ mà người Vikinh thường xuyên cập bến để tiến thành trao đổi và giao dịch hàng hóa, trong suốt mấy trăm năm qua, hằng năm cứ đếm mùa thu là chợ phiên này lại kéo dài khoảng một tháng rưỡi, ngày nay ở nước Anh còn một trấn nhỏ có tên gọi là Scarborough.

Bản nhạc sáo miệng Scarborough mang giai điệu đầy ý thơ mẫn cảm và oán sầu một cách tế nhị, cách xa sự quấy nhiễu ồn ào của hồng trần, mang đến bầu không khí trong lành và dạt dào sức sống của biển cả.

Các bạn trai ngay từ thời niên thiếu hầu như đều rất ngưỡng mộ những người giỏi huýt sáo, họ thường hai tay đút túi, chúm môi lại mà huýt, hoặc là vừa đạp xe đạp vừa huýt sáo, trông rất sành điệu. Mặc dù người lớn thường cho rằng huýt sáo là cử chỉ không đẹp chút nào, nhưng các bạn nam vẫn cứ thích huýt sáo như vậy dù không đẹp thì đã sao.

"Chiều Mát-xcơ-va" của Liên Xô cũ là bài dân ca kinh điển lưu truyền trong các thế hệ 6X,7X và 8X Trung Quốc, đặc biệt đối với thế hệ 6X,7X mà nói, thì giai điệu bài hát này chính là cả một chuỗi ký ức khó quên. Giai điệu các bài dân ca Liên Xô cũ trữ tình mềm mại dễ đi vào lòng lòng người nghe, thể hiện bằng đàn ác coóc và kèn a mô ni ác rất hợp, nhưng thể hiện bằng sáo miệng cũng rất hẫp dẫn.

"Câu chuyện tình yêu" là bài hát chủ đề trong bộ phim truyện cùng tên công chiếu vào năm 1970, thế hệ lứa trung niên hễ nghe lại bài hát này, bất giác liền nhớ về mối tình của mình khi còn trẻ, bài hát này được thể hiện bằng huýt sáo miệng cũng rất hấp dẫn.

Bộ phim truyện "Câu chuyện tình yêu" kể về mối tình chân thành giữa Oliver một anh chàng con nhà giàu và Gien con gái của một thợ bánh mỳ bình thường. Bất chấp sự phản đối của gia đình, Olive vẫn quyết định lấy nàng Gien. Cuộc sống sau khi cưới nhau của đôi vợ chồng trẻ này rất hạnh phúc, Olive đã cố gắng học tập rồi phấn đấu tốt nghiệp lấy được bằng thạc sĩ trong điều hiện sinh hoạt rất chật vật. Sau khi tốt nghiệp, Olive trở thành một luật sư, kinh tế gia đình đã trở nên khấm khá hơn, cuộc sống mới mẻ của đôi vợ chồng trẻ này vừa mới bắt đầu, thế nhưng Gien, người vợ trẻ đẹp của Olive không may mắc bệnh ung thư, không bao lâu lìa giã cõi đời. Vào phần kết của bộ phim, Olive một mình lặng lẽ đến sân trượt băng mà trước đây anh thường cùng vợ đến chơi, ngắm lớp băng tuyết trắng tinh, bất giác Olive lại nhớ về những khung cảnh hạnh phút ngọt ngào khi chung sống với người vợ trẻ thân yêu.

12全文 2 下一页

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn