Tiếng Việt Nam

Cất cao tiếng ca mừng Bát Nhất

criPublished: 2021-06-04 15:05:29
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

NGHE18-7-29.mp3

Mồng 1 tháng 8 năm nay là kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, trong Chương trình văn nghệ cuối tuần đêm nay, chúng tôi xin mời các bạn thưởng thức một số bài hát mang đề tài quân đội mà người Trung Quốc quen gọi là "quân ca", đồng thời ôn lại bối cảnh lịch sử của ngày khai sinh Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, đây là những bài hát mà có lẽ nhiều thính giả đứng tuổi Việt Nam cũng quen thuộc và yêu thích:

Các bạn đang nghe bài hát "Tập bắn trở về" do đoàn hợp xướng Quảng Châu trình bày, đây là bài hát rất đỗi quen thuộc thường xuyên vang lên trong các doanh trại quân đội Trung Quốc, đông đảo công chúng Trung Quốc cũng rất quen thuộc ca khúc này. Bài hát này do nhạc sĩ nổi tiếng Trung Quốc Vương Vĩnh Tuyền sáng tác vào năm 1960, 58 năm đã trôi qua, bài hát "Tập bắn trở về" vẫn được mọi người yêu thích.

Tập bắn trở về

Mặt trời hoàng hôn lặn về Tây

Mây màu bay đón các chiến sĩ

Tập bắn cùng trở về doanh trại

Ngực đeo hoa hồng sánh màu mây

Vui cất tiếng ca vang khắp trời

Lịch sử ghi lại rằng, Ngày 12 tháng 4 và ngày 15 tháng 7 năm 1927, sau khi Tưởng Giới Thạch và Uông Tinh Vệ phát động cuộc "thanh trừng" Đảng cộng sản Trung Quốc ,Trung ương Đảng quyết định sử dụng Quân Cách Mạng Quốc dân Đảng đã nắm trong tay và dưới sự ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động cuộc khởi nghĩa Nam Xương. Hai giờ rạng sáng ngày 1 tháng 8 các đồng chí Chu Ân Lai, Chu Đức, Diệp Đĩnh, Lưu Bá Thừa v v ... mỗi người chỉ huy các quân khởi nghĩa mở cuộc tấn công Quốc Dân Đảng đang cầm cự tại Nam Kinh, sau hơn bốn tiếng đồng hồ chiến đấu quyết liệt, đã tiêu diệt hơn ba nghìn quân Quốc dân Đảng, và chiếm lĩnh thành Nam Xương. Sáng ngày 1 tháng 8, đã thành lập Uỷ ban Cách Mạng Đảng Cộng sản Trung Quốc gồm 25 người là Tống Khánh Linh, Chu Ân Lai, Hạ Long, Diệp Đĩnh, Chu Đức vv.. đã thông qua văn bản "Tuyên Bố khởi nghĩa Nam Xương", nêu ra các khẩu hiệu và cương lĩnh "Đả đảo Đế Quốc", "Đả đảo quân phiệt mới và cũ", "thực hiện nông dân có đất canh tác"vv... Đồng thời tiến hành chỉnh biên quân khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa Nam Xương bắt đầu từ cuộc cách mạng ruộng đất chống Đế quốc, là nơi bắt nguồn của Hồng quân Công nông anh dũng.

Sau đây, mời các bạn thưởng thức bài hát "Sao đỏ lấp lánh", bài hát chủ đề trong bộ phim "Sao đỏ chiếu sáng tôi đi chiến đấu", bài hát này đã áp dụng giai điệu của dân ca Giang Tây.

Sao đỏ chiếu sáng tôi đi chiến đấu

Chiếc bè nứa bồng bềnh trên sông

Sông chảy cuồn cuộn về biển đông

Sao đỏ lấp lánh chiếu sáng tôi đi chiến đấu

Đập tan thế giới đầy tội ác

Dòng sông vạn dặm tựa gấp vóc

Ngày 11 tháng 7 năm 1933, Chính quyền Trung ương lâm thời nước cộng hòa Xô viết Trung Hoa căn cứ theo đề nghị ngày 30 tháng 6 của Uỷ ban Quân sự Cách Mạng Trung ương, quyết định lấy ngày 1 tháng 8 làm ngày kỷ niệm Thành lập Hồng quân Công nông. Ngày 15 tháng 6 năm 1949, Uỷ ban Quân Cách mạng nhân dân ban bố mệnh lệnh, lấy hai chữ "Bát nhất" làm tiêu chí chủ yếu quân kỳ và quân huy của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc. Sau ngày thành lập Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, lấy ngày kỷ niệm này đổi thành Ngày thành lập Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.

Các bạn đang nghe quân ca Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, do Công Mộc viết lời, Trịnh Luật Thành sáng tác nhạc, bài hát này sáng tác vào năm 1939, vốn có tên là "Hành khúc Quân Bát nhất". Trong thời kỳ chiến tranh giải phóng của Trung Quốc, bài hát này đổi tên thành "Hành khúc Quân giải phóng nhân dân", năm 1965, lại đổi tên thành "Hành khúc Quân Giải phóng nhân Trung Quốc", ngày 25 tháng 7 năm1988 Uỷ ban Quân sự Trung Quốc quyết định lấy bài hát này làm Quân ca của Quân Giải phóng nhân dân Trung quốc.

Hành khúc Quân Giải phóng nhân Trung Quốc

Tiến lên tiến lên tiến lên

Đội ngũ chúng ta hướng mặt trời

Dậm chân lên mảnh đất tổ quốc

Gánh vác hy vọng của dân tộc

Chúng ta là lực lượng tất thắng

Sau năm 1949, Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc trở thành lực lượng gang thép bảo vệ đất nước xã hội chủ nghĩa, là lực lượng quan trọng xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và giữ gìn hòa bình thế giới. Tại nơi biên cương, trên các trạm gác, tại nơi then chốt thảm họa cứu nguy, đều có bóng dáng của các quân nhân Trung Quốc.

Tiếp theo mời các bạn thưởng thức bài hát "Cưỡi tuấn mã bảo vệ biên cương" do anh Tưởng Đại Vi giọng ca nam nổi tiếng Trung Quốc trình bày.

Cưỡi tuấn mã bảo vệ biên cương

Tuấn mã phi trên đồng cỏ bao la

Nắm chắc tay súng tay đao lấp lánh

Non nước tổ quốc gắn liền tim ta

Quyết không để bọn sói lang xâm phạm

Cuối cùng mời các bạn thưởng thức bài hát "Quân cảng đêm nay" do giọng ca nổi tiếng Trung Quốc Tô Tiểu Minh trình bày. Bài hát này được sáng tác vào năm 1980, đây là thời kỳ đầu Trung Quốc cải cách mở cửa. Bài hát mang đề tài quân ca trữ tình này vừa ra mắt trên sân khấu liền được đông đảo khán giả yêu thích.

Quân cảng đêm nay

Quân cảng đêm nay yên tĩnh biết bao

Sóng biển vỗ nhẹ vào mạn chiếm hạm

Anh thuỷ thủ trẻ gối lên sóng nước

Mỉm cười ngọt ngào trong giấc mộng

Gió biển thổi nhẹ, sóng nước đung đưa

Người thủy thủ trẻ tuổi bao vất vả

Trở về vòng tay mẹ hiền tổ quốc

Để anh thủy thủ ngon giấc mộng đẹp.

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn