Tiếng Việt Nam

Tản văn: Cô đơn là thứ xa xỉ tốt nhất

criPublished: 2021-06-04 15:06:54
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Thẩm Tòng Văn là nhà văn nổi tiếng Trung Quốc, từng hai lần được đề danh là người đoạt giả Nobel văn học dự bị. Ông Ma Duyệt Tăng Giám khảo chung thân Nobel văn học từng nói: “Nếu như nhà văn Thẩm Tòng Văn không phải qua đời vào tháng 5 năm 1988, thì thể nào ông cũng đoạt giải.” Các tác phẩm văn học của nhà văn Thẩm Tòng Văn như “Biên Thành”, “Tương Tây”, “Tòng Văn tự truyện”, có sự ảnh hưởng rất lớn ở trong và ngoài nước, được chuyển ngữ xuất bản bằng hơn 40 thứ tiếng nước ngoài như Nhật bản, Mỹ, Anh, Nga vv... ngoài ra nhiều bài viết của ông đã được đưa vào sách giáo khoa đại học của hơn 10 nước như Mỹ, Nhật bản, Hàn Quốc, Anh. Ông Thẩm Tòng Văn không những là nhà văn nổi tiếng, ông còn là nhà Sử học và nhà khảo cổ học nổi tiếng.

Trong chương trình Văn nghệ hôm nay, Ngọc Ánh xin giới thiệu với các bạn bài tản văn “Cô đơn là thứ xa xỉ tốt nhất”, ngoài ra mời các bạn thưởng thức mấy bài hát mang đề tài mùa đông.

Trước hết mời các bạn thưởng thức bài hát “Hoa sen trong tuyết”, đây là bài hát trong phần cuối của bộ phim truyền hình Sigapo “Trại ngoại kỳ hiệp truyện”. Sen trong tuyết nghĩa là hoa sen tuyết mọc trên núi Thiên Sơn, vốn do nghệ sĩ nổi tiếng Đặng Lệ Quân lúc sinh thời trình bày, đã đưa vào tập ambum “Một tâm nguyện nho nhỏ” phát hành vào tháng 6 năm 1980, về sau ca sĩ Vương Phi đã hát lại bài hát này để tưởng nhớ chị Đặng Lệ quân.

Bài hát: Hoa sen trong tuyết

Hoa tuyết bay, biết bao yêu thương đã bay lên

Hoa tuyết bay, biết bao duyên tình đã cất cánh

Hoa sen nở ngay trong tuyết trắng

Biết bao hy vọng, biết bao nguyện ước

Âm thầm đợi chờ người mình yêu

Mong rằng mối tình mãi không phai

Biết bao ngọt ngào, biết bao nhung nhớ

Vậy mà xa cách nhau đằng đãng

Tình cảm chân thành nuôi mãi trong tim

Đôi nét về nhà văn Thẩm Tòng Văn:

Nhà văn Thẩm Tòng Văn sinh ra tại huyện Phượng Hoàng tỉnh Hồ Nam Trung Quốc, năm lên 6 tuổi, vì không chịu nổi sự gò bó nghiêm ngặt của chế độ giáo dục tư thục, nên thường xuyên trốn học đi chơi. Hồi nhỏ, cậu bé Tòng Văn thích đọc những cuốn dày viết về nhân tình thế thái, phong cảnh non nước của miền đất Phượng Hoàng hơn là đọc những cuốn sách nhỏ trong lớp học tư thục. Năm 14 tuổi, thời thế loạn lạc, Tòng Văn đã đầu quân nhập ngũ, và đã tận mắt chứng kiến nhiều cảnh giết chóc, đổ máu ngoài chiến trường. Thế là dần dần, Thẩm Tòng Văn trẻ tuổi bắt đầu ghi lại từng tí một những cảnh những việc mà mình từng tai nghe mắt thấy, từ đó ông kiên định dấn thân lên con đường sáng tác văn học, thực hiện giấc mơ trở thành nhà văn của mình.

12全文 2 下一页

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn