Tiếng Việt Nam

Những bài hát mang phong cách cổ thịnh hành trong những năm qua

criPublished: 2021-06-04 15:21:02
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Trong chương trình hôm nay, chúng ta cùng thưởng thức những bài hát mang phong cách cổ. Những bài hát mang phong cách cổ chỉ những bài hát đậm đà ý vị thơ ca được các nhạc sĩ hiện đại sáng tác. Những năm gần đây, nhạc cổ rất được người nghe yêu thích, có một số công ty văn hóa chuyên sáng tác loại nhạc này, phát trên những trang mang cổ và đậm nét Trung Quốc.

Các bạn thân mến, các bạn đang nghe bài hát “Bài ca núi sông ngọc châu”. Bài hát này bắt nguồn từ tản văn “Tụi uông đình ký” của nhà chính trị, nhà văn nổi tiếng Bắc Tống Trung Quốc Âu Dương Tu. Trong thời kỳ giữa Bắc Tống, điểm yếu tích lại trong nhà nước dần hiện lên, nhà văn Âu Dương Tu đề nghị đổi mới và cải cách, nhưng bị phe thủ cựu trong Triều đình phản đối, bị biếm chức xuống Trừ Châu tỉnh An Huy làm Thái Thủ. Tuy số không may, nhưng Âu Dương Tu phóng khoáng thoải mái, một cây đàn, một ban cờ, một bình rượu, nghìn cuốn sách, sống vui vẻ và thoải mái với người dân bên núi sông tươi đẹp Trừ Châu.

Những ca khúc mang đậm phong cách cổ không phải nổi tiếng trong những năm gần đây, đã thịnh hành ngay vào thời dân quốc gần một trăm năm trước. Lời ca “Ngoài đình lớn, bên đường cổ, cây cỏ xanh liên trời” trong bài hát “Tiễn đưa” do Lý Thư Đồng sáng tác vào năm 1915, chính là ca khúc mang phong cách cổ thịnh hành năm đó.

Xét về góc độ sức truyền bá và sức ảnh hưởng, phim hoạt hình và điện ảnh đóng vai trò đáng kể cho những ca khúc mang phong cách cổ. Bài hát cổ “Hỏi tình tiên kiếm” ra đời năm 2004 là bài hát chủ đề của trò chơi điện tử tiên hiệp nổi tiếng Trung Quốc “Trang Hỏi tình-Tam ngoại truyện Tiên kiếm kỳ hiếp truyện”. Âm nhạc cổ kính và chất phác khiến tình yêu giữa các vai diễn trong trò chơi càng thêm sâu sắc, khiến các bạn trẻ yêu thích thế giới cổ đại.

Đằng sau phần lớn bài hát cổ đều có một câu chuyện cổ đại, để càng nhiều người tìm hiểu câu truyện đằng sau bài hát, có lợi cho phát triển và giới thiệu bài hát và lời ca.

Bài hát “Truyện cá chép cảnh” là một trong 10 bài hát cổ của năm 2013. Bài hát này kể về một câu truyện tình yêu tốt đẹp cảm động: Ngày xưa, có một họa sĩ đam mê vẽ cá chép tên là Thiển Khê, ông ngày nào cũng cho cá ăn và vẽ cá, có mối tình nồng thắm với cá chép. Một hôm, nhà ông xảy ra đám cháy lớn, họa sĩ không chịu thoát biển lửa vì không thể mang theo cá chép, trong khoảnh khắc lửa sắp đốt thân, ông nhìn thấy một người đưa mình an toàn ra đi. Ngày hôm sau khi tỉnh dậy, họa sĩ thấy ao đã cạn nước, cá chép cũng không còn nữa, bỗng nghĩ ra người cứu ông thoát khỏi đám cháy hôm đó chính là do cá chép hóa thành.

Sau đây, mời các bạn thưởng thức bài hát “Truyện cá chép cảnh”.

Cùng với trò chơi điện tử và phim truyện cổ ngày một phát triển, ca khúc cổ cũng nhận được sự yêu thích của thế hệ trẻ. Chúng ta nên nhìn nhận bài hát cổ như thế nào? Đó là nghệ thuật cao nhã kín đáo hay chỉ là ngôn từ lông lẫy khoe khoang?

Trong giới âm nhạc có hai quan điểm: một quan điểm cho rằng loại nhạc này có giai điệu trong sạch như nước chảy, lời ca uyển chuyển sâu xa như thơ ca, có thể khơi dậy ý thức coi trọng văn hóa truyền thống. Giám đốc âm nhạc của chương trình “Bài ca tốt Trung Quốc”, giáo sư Học viện Âm nhạc Thượng Hải An Động cho biết, ca khúc cổ có thể kích thích hứng thú của người nghe đối với bài văn văn ngôn, có thể phát triển văn hóa truyền thống.

Còn một quan điểm khác cho rằng, chất lượng ca khúc cổ không đồng đều, lời ca lộng lẫy nhưng nội dung nông cạn, hoặc sử dụng văn ngôn trúc trắc, hoặc sai ngữ pháp, không có lợi cho học văn hóa cổ điển.

Ca khúc cổ đến từ đâu? Sẽ đi về đâu?

Giáo sư Học viện Âm nhạc Thượng Hải Đào Tân cho rằng, cần phải nhìn nhận sự phát triển của bài hát mang phong cách cổ bằng thái độ bao dung. Sáng tác nghệ thuật vốn là rất thuần thúy. Phó giáo sư Học viện báo chí Đại học Sư phạm Hoa Đông Lưu Đào cũng cho rằng, truyền bá ca khúc là một quá trình ưu thắng liệt thái, những bài hát phù hợp quy phạm của diễn tả văn ngôn hoặc ngôn ngữ sẽ được lưu truyền lại, những bài hát đi ngược với việc truyền bá văn hóa truyền thống hoặc không phù hợp diễn tả khẩu ngữ sẽ bị loại bỏ. Kết hợp cổ điển và hiện đại mới lá quy tắc sống của bài hát mang phong cách cổ.

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn