Tiếng Việt Nam

Chương trình đặc biệt: Tưởng nhớ nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười

criPublished: 2021-06-04 15:25:38
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Tháng 11 năm 1991, Tổng Bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm Trung Quốc, thực hiện bình thường hóa quan hệ ngoại giao Trung-Việt. Từ đó, các đoàn đại biểu Trung Quốc đến thăm Việt Nam ngày càng nhiều, nhiều đoàn đã được Tổng Bí thư Đỗ Mười tiếp kiến. Mỗi khi tiếp khách nước ngoài, bao giờ Tổng Bí thư Đỗ Mười cũng có mặt tương đối sớm. Là phóng viên, đương nhiên tôi càng phải có mặt sớm hơn. Trước khi tiếp khách hầu như lần nào Tổng bí thư cũng chuyện trò thân mật với tôi. Còn tôi thì cứ lo ảnh hưởng đến công việc và thời gian của đồng chí, cho nên thường đứng chờ ở ngoài sảnh. Thế nhưng đồng chí Đỗ Mười mấy lần chủ động mời tôi vào trong sảnh lớn, hàn huyên chuyện trò với tôi một lát. Nội dung đề tài câu chuyện rất rộng, từ tình hình quốc tế đến tình hình trong nước Việt Nam, từ công tác của tôi tại Việt Nam đến tình hình gia đình tôi. Đầu óc của đồng chí rất minh mẫn, chuyện trò rất rôm rả, những câu thăm hỏi rất thân mật tự nhiên, khiến tôi ở trước mặt nhà lãnh đạo tối cao Việt Nam mà không hề cảm thấy có chút gò bó, mà như nghe người chú bác trong gia đình đang nói chuyện vậy, lại như đang chuyện trò với một người bạn cũ quen biết đã lâu năm.

Nguyên TBT Đỗ Mười tiếp ông Trương Gia Tường tại Hà Nội

Bất cứ ai từng có dịp gặp Tổng Bí thư Đỗ Mười, đều rất có ấn tượng sâu sắc đối với khuôn mặt chữ điền đầy đặn của đồng chí toát ra thần thái kiên định và dứt khoát; những ai đã từng có dịp tiếp xúc với Tổng Bí Thư Đỗ Mười, hầu như đều ca ngợi tác phong khiêm tốn, chất phác, bình dị và gần gũi của đồng chí; mà những ai không quen biết đồng chí, thì chỉ cần một lần gặp thôi cũng đều nhận thấy rằng, đây mà một người bác rất bình dị, hiền lành, nụ cười điềm đạm của Người thường hiện lên trên khuôn mặt hiền từ. Tôi còn nhớ ngày 27 tháng 6 năm 1991, đồng chí Đỗ Mười có buổi tiếp và nói chuyện vui vẻ, chân thành, thân mật với các phóng viên sau khi đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư. Vừa gặp nhau, đồng chí liền vui vẻ nói với phóng viên các nước có mặt tại hiện trường bằng giọng rất vang rằng: “Tôi rất muốn bắt tay với từng người một, nhưng phóng viên nhiều quá. Đại hội Đảng lần này đã được sự quan tâm rộng rãi hơn bao giờ hết của các phóng viên, cho nên có thể nói, các cơ quan truyền thông báo chí đã góp phần cho sự thành công của Đại hội lần này. Cho nên, mục đích chính của tôi hôm nay là cảm ơn các bạn.” Tổng Bí thư còn mong các phóng viên nước ngoài trở thành những người bạn tốt của nhân dân Việt Nam, mong thông qua các cơ quan báo chí để nhân dân thế giới tìm hiểu chính xác về đất nước và con người Việt Nam.

Tháng 1 năm 1995, tôi về nước sau khi hết nhiệm kỳ thứ ba thường trú tại Việt Nam. Nhiệm kỳ lần này đúng trong giai đoạn trước và sau bình thường hóa quan hệ Trung-Việt, các đoàn đại biểu hai nước qua lại dồn dập, lại thêm hai nước đều thi hành chính sách cải cách và đổi mới, đã cung cấp điều kiện và môi trường thông thoáng cho sự qua lại giữa các nhân viên hai nước. Là phóng viên Tân Hoa Xã, sự nghiệp báo chí đã ban cho tôi cơ hội trời phú, khiến tôi may mắn có nhiều dịp vào Nam ra Bắc trong những tháng năm thường trú tại Việt Nam, tôi đã để lại dấu chân trên khắp nẻo đường non nước Việt Nam. Đất nước Việt Nam có tài nguyên dồi dào, phong cảnh tươi đẹp, có nền văn hóa truyền thống lâu đời, nhân dân cần cù hiếu khách đã để lại cho tôi những ấn tượng không bao giờ quên. Lúc này đây, khi mà trước khi tôi hết nhiệm kỳ về nước, trong thời gian Việt Nam đang họp hội nghị toàn thể Trung Ương, Tổng Bí thư Đỗ Mười đã dành thời gian quý báu để tiếp kiến tôi, đây là niềm vinh dự đặc biệt mà nhà lãnh đạo và nhân dân Việt Nam dành cho một phóng viên Trung Quốc.

Tôi còn nhớ, đó là vào chiều 21 tháng 1 năm 1995, tôi bước vào trong phòng khách tiếp kiến, Tổng Bí thư Đỗ Mười đang đứng đợi ở đó liền bước tới, bắt lấy đôi bàn tay tôi rất chặt rồi nói: “Nghe nói đồng chí sắp về nước, chúng tôi đều không nỡ chia tay đồng chí.” Sau khi đã ngồi xuống đâu vào đấy, mở đầu câu chuyện đồng chí Đỗ Mười nói: “Rất cảm ơn đồng chí đã dành tình cảm quý báu cho nhân dân Việt Nam. Công cuộc Cách mạng và sự nghiệp xây dựng của Việt Nam giành được thắng lợi, sự phát triển của quan hệ đoàn kết hợp tác hữu nghị hai nước Việt-Trung, trong đó có phần đóng góp của đồng chí. Tôi tin rằng, sau này bất cứ trên cương vị nào, đồng chí cũng đều sẽ tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp hữu nghị Việt- Trung. ”

Tôi báo cáo tình hình công tác trong nhiều năm qua với Tổng Bí Thư Đỗ Mười. Tổng Bí thư giới thiệu cho tôi tìm hiểu tình hình đổi mới kinh tế của Việt Nam, hướng tới tương lai phát triển của quan hệ Việt-Trung.

Tổng Bí thư Đỗ Mười, vị Cách Mạng Lão thành từng trải qua bốn năm tù giam trong ngục tù của bọn thực dân Pháp nói một cách kiên định rằng: “Bất kể như thế nào, Đảng Cộng Sản nhất định phải nắm lấy chính quyền. Không những phải nắm lấy chính quyền, mà còn phải củng cố chính quyền. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đoàn kết nhất trí, trong sáng, lớn mạnh, nhân dân đoàn kết.”

Tổng Bí thư Đỗ Mười mong quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai Đảng và hai nhà nước Việt-Trung không ngừng phát triển. Đồng chí nói: “Kể từ buổi gặp gỡ tại Thành Đô vào năm 1990, các đồng chí Lý Bằng, Giang Trạch Dân lần lượt sang thăm đến Việt Nam, còn nữa nhiều đồng chí Bộ Chính trị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đến thăm Trung Quộc, chúng ta đều nhấn mạnh quan điểm và lập trường trước sau như một của chúng ta.” Tổng Bí thư Đỗ Mười nói tiếp: “Các chuyến thăm lẫn nhau giữa hai Đảng, hai nhà nước chúng ta, đã tăng thêm sự hiểu biết, rất có lợi cho việc trao đổi nhận thức về thế giới và trong khu vực. Đây chính là nền tảng đoàn kết hữu nghị của chúng ta. Còn những vấn đề tồn tại thì có thể thảo luận hiệp thương. Sự vật bao giờ cũng có mâu thuẫn, nhưng điểm chung của chúng ta là điều căn bản, có thể thảo luận giải quyết những vấn đề còn tồn tại, thảo luận một lần chưa giải quyết được thì thảo luận nhiều lần. Chúng ta có lý tưởng chung, có mục tiêu chung xây dựng chủ nghĩa xã hội.”

Tổng Bí thư Đỗ Mười còn đặc biệt nhấn mạnh: “Chúng tôi không bao giờ quên sự chi viện to lớn của Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc dành cho Cách mạng của Việt Nam. Bác Hồ của chúng tôi từng nói, thành quả Cách mạng của Việt Nam cũng chính là thành quả chung của nhân dân các nước, là kết quả chi viện của nhân dân các nước anh em.”

Sau buổi tiếp, Tổng Bí thư Đỗ Mười đã ký tên và tặng tôi bộ sách “Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới vì chủ nghĩa xã hội” mới xuất bản của đồng chí. Tổng bí thư nói: “Đồng chí công tác tại Việt Nam nhiều năm như vậy, đã góp phần cho sự nghiệp hữu nghị Việt-Trung. Mong đồng chí sau này lại trở về Việt Nam, tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa nhé.”

Vậy là tôi bịn rịn chia tay với đất nước Việt Nam vào năm 1995, nơi mà tôi đã lần lượt làm việc và gắn bó trong suốt 18 năm. Đất nước và con người Việt Nam, đặc biệt buổi tiếp chào tạm biệt của Tổng Bí thư Đỗ Mười dành cho tôi, một phóng viên Trung Quốc luôn hiện lên trong cõi lòng tôi, do vậy mà năm 1996, tôi liền cho xuất bản cuốn sách “Việt Nam trong con mắt tôi”, trong có bài hồi ký trên đây với tiêu đề “Chúng ta cùng có chung lý tưởng”. Điều làm tôi cảm thấy hết sức hân hạnh và vui mừng là, sau khi nhờ bạn bè Việt Nam chuyển tặng cuốn sách “Việt Nam trong con mắt tôi” cho Tổng Bí thư Đỗ Mười, được biết cuốn sách này được đồng chí đặt trên bàn làm việc của mình.

首页上一页1234 4

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn