Biểu tượng cảm xúc về phòng chống dịch COVID-19, truyền đi tình yêu thương bằng ngón tay
Mấy hôm trước, bạn Nghiêm nhận được một biểu tượng cảm xúc qua Wechat, biểu tượng cảm xúc này với hoạt hình Khổng Tử mi bạc râu dài đang nhắm mắt, nắm bàn tay lại như đang luyện công, cùng với động tác ngẩng đầu lên và cúi đầu xuống, trên đầu xuất hiện tín hiệu WIFI màu xanh, bên cạnh còn hiện lên dòng chữ tiếng Trung tạm dịch là “gặp bạn bè qua mạng”. Bạn Nghiêm rất vui: “Biểu tượng cảm xúc này dí dỏm thật, hóa ra là nhắc nhở mọi người không tổ chức tụ tập”
Trong thời gian phòng chống dịch COVID-19, rất nhiều biểu tượng cảm xúc trở nên nóng hổi trên mạng. Các danh nhân thời cổ như Khổng Tử, Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh v.v hiện ra với nhân vật hoạt hình, giới thiệu kiến thức y tế với mọi người, các học sinh sinh viên thế hệ sinh sau năm 1995, thậm chí sau năm 2005 cũng tới tấp sáng tác biểu tượng cảm xúc. Chỉ cần bấm nhẹ một cái, biểu tượng cảm xúc nho nhỏ sẽ truyền đi kiến thức phòng chống dịch bệnh và tình thương yêu qua ngón tay.
Biểu tượng cảm xúc mà bạn Nghiêm nhận được mang tên “Tam tự kinh về phòng chống dịch bệnh”, do thầy trò Học viện Công nghệ Mỹ thuật Sơn Đông cùng thiết kế. Trong gói biểu tượng cảm xúc, Khổng Tử hoàn toàn thay đổi hình ảnh nghiêm túc vốn là thánh nhân trong lòng mọi người, trở thành “ông già râu bạc” dí dỏm. Trong biểu tượng cảm xúc “diệt khuẩn tiêu độc”, Khổng Tử đeo khẩu trang, đang phun thuốc diệt khuẩn; trong biểu tượng cảm xúc “tập thể dục”, Khổng Tử vén tay áo trở thành người đàn ông cơ bắp đang tập tạ.
Vậy, tại sao lựa chọn Khổng Tử để thiết kế biểu tượng cảm xúc? Thầy Trương Quang Soái, chỉ đạo ê-kíp thiết kế cho biết: “Trước hết, chủ đề sáng tác phòng chống dịch bệnh là một việc tương đối nghiêm túc, nhân vật được lựa chọn phải có uy tín, đáng tin cậy, sức kêu gọi và dễ phân biệt; thứ đến, Khổng Tử là nhà giáo dục nổi tiếng thế giới, lấy hình ảnh của ông để phổ biến kiến thức phòng chống dịch bệnh cho mọi người là rất thích hợp.”
Sau khi xác định nhân vật, các thầy trò lại tham khảo hình vẽ Khổng Tử ở các thời kỳ, chỉnh lại nhiều lần xoay quanh đặc trưng thiết kế biểu tượng, kết cấu hình ảnh hoạt hình và tỷ lệ hình ảnh, cuối cùng hoàn thành hình ảnh Khổng Tử với nhân vật hoạt hình. Thầy Soái cho biết: “Hình ảnh thiết kế cuối cùng của Khổng Tử ra mắt với hình ảnh bậc tiền bối trí tuệ, và xử lý một cách phô trương đối với râu và lông mi, tăng thêm ‘tiên khí’, trong khi đó hình ảnh hoạt hình cũng trở nên thân thiện hơn. Đồng thời, lựa chọn nghi thức chắp tay làm động tác tiêu chuẩn, là nghệ thuật hóa cách thể hiện trang phục.”