Tiếng Việt Nam

Những chiếc nón mang hồn dân tộc

criPublished: 2021-06-04 14:24:22
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Hình ảnh thiếu nữ Việt Nam trong bộ áo dài thướt tha với chiếc nón trên đầu được sử dụng trong nhiều trường hợp để biểu tượng cho Việt Nam, trong đó bao gồm đồ lưu niệm dành cho du khách. Nếu nói áo dài là quốc phục Việt Nam thì chiếc nón, cũng chiếm vị thế không kém so với áo dài trong văn hóa Việt Nam. Hôm nay, Mẫn Linh sẽ đưa các bạn tìm hiểu “Những chiếc nón mang hồn dân tộc” Việt Nam qua bài viết của bạn Anh Tuấn, lưu học sinh Học viện Hý kịch Trung ương.

Gắn liền với đời sống văn hóa của người Việt, từng trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm thơ ca, chiếc nón lá đã trở thành một biểu tượng khi nhắc đến văn hóa Việt, là niềm tự hào của mỗi người con đất Việt khi nhớ về.

Hình ảnh người phụ nữ Việt dịu dàng, thanh thoát trong chiếc áo dài cùng chiếc nón lá bài thơ nghiêng nghiêng e ấp như cố giấu đi một ánh mắt, một nụ cười là một hình ảnh đẹp và gợi cảm nhất của người phụ nữ Việt được nhiều người ngợi ca, đi vào nhiều tác phẩm văn học. Chiếc nón lá đã xuất hiện trong thơ cổ:

“Dáng tròn vành vạnh vốn không hư,

Che chở bao la khắp bốn bờ.

Khi để (đội) tưởng nên dù với tán,

Khi ra thì nhạt (lạt) nắng cùng mưa.

Che đầu bao quản lòng tư túi,

Giúp chúa nào quen nghĩa sớm trưa.

Vòi vọi ngồi trên ngôi thượng đỉnh,

Ai ai lớn nhỏ đội ơn nhờ.”

Chiếc nón còn có mặt trong sách vở thi ca, qua câu hò tiếng hát của người bình dân để ngợi ca tình yêu trai gái... và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống vô cùng đẹp và lãng mạn của người Việt.

Nhiều loại nón ngày xưa, nay không còn được sử dụng và mai một. Có loại nón được cách tân cho phù hợp với thời đại và thị hiếu thẩm mỹ của con người, làm cho chiếc nón vượt lên khỏi chức năng “che mưa che nắng”, trở thành đồ trang sức, làm duyên cho người phụ nữ. Có thể nói không có dân tộc nào có chiếc nón, như chiếc “nón lá” gắn bó, gần gũi với con người như dân tộc Việt Nam!

Tên gọi chiếc nón ở nước ta rất phong phú. Theo thông thường, chiếc nón khi ra đời được đặt tên theo vật liệu làm nên nó. Như nón lá, nón rơm, nón đệm, nón lá buông, nón dứa, nón gõ, nón quai thao, nón móp, nón bài thơ... Chiếc nón cũng được đặt tên theo hình dạng, như nón chóp, nón dấu, nón mê, nón mẻ, nón thúng, nón chân tượng giống chân voi...

Nón cũng còn được đặt tên theo địa phương sản xuất, như nón Nghệ, nón Huế, nón Tây Ninh, nón Tân Hiệp (Mỹ Tho)...

“Chợ Dinh bán áo con trai,

Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim.”

Nón chuyên dùng thì có tên như “nón tu lờ” của các nhà sư, “nón ngựa” dùng cỡi ngựa, “nón cụ”, nón quai thao dành cho cô dâu, “nón dấu” dành cho lính thú đời xưa...

Nón lá theo người nông dân ra đồng, theo tà áo dài thiếu nữ xuống phố, theo bà theo mẹ ra buổi chợ sớm hôm. Chợ xưa chẳng ồn ào xe cộ, nhưng tấp nập người vào kẻ ra, trên đầu ai cũng có vành nón lá, trông xa xa tinh tươm, đẹp, gần gũi trong lòng người Việt.

123全文 3 下一页

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn