Tiếng Việt Nam

#KểchuyệnTậpCậnBình Câu chuyện đằng sau việc đồng chí Tập Cận Bình xây dựng “Vinh Quốc Phủ” trong tiểu thuyết “Hồng Lâu Mộng”

criPublished: 2021-06-04 14:53:54
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Mọi người chắc không xa lạ đối với bộ phim truyền hình “Hồng Lâu Mộng” phát vào năm 1987, hơn 30 năm qua, bộ phim này luôn được khán giả hai nước Trung Quốc – Việt Nam coi là tác phẩm kinh điển. Vinh Quốc Phủ ở huyện Chính Định, thành phố Thạch Gia Trang chính là một trong những trường quay của bộ phim “Hồng Lâu Mộng” phát vào năm 1987, đoàn phim đã quay phim gần 2 tháng ở đây, ghi hơn 2000 cảnh quay, các đoạn phim kinh điển như “Nguyên Phi về thăm thân” v.v. trong bộ phim đều được quay ở đây, sau đó, Vinh Quốc Phủ trở thành điểm tham quan nổi tiếng địa phương. Vậy, ai là người chủ trương xây dựng Vinh Quốc Phủ năm đó?

Chính Định là một nơi nổi tiếng về văn hóa lịch sử, sau khi đến Chính Định, đồng chí Tập Cận Bình nêu ra phải khai thác tiềm năng văn hóa lịch sử, phát triển ngành du lịch văn hóa, đồng chí đã làm nhiều việc thiết thực ở Chính Định, trong đó, việc xây dựng “Vinh Quốc Phủ” có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển của Chính Định.

Năm 1983, Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Trung Quốc lên kế hoạch quay bộ phim truyền hình “Hồng Lâu Mộng”, cần một khu vực rộng khoảng 2,67 ha để xây dựng trường quay tạm thời. Sau khi được tin, đồng chí Tập Cận Bình nhận thấy cơ hội phát triển của Chính Định đã đến, đồng chí đồng ý Chính Định cung cấp 2,67 ha đất cho Trung tâm sản xuất phim. Trung tâm này vốn dự định xây dựng trường quay, kết thúc quay phim sẽ hủy bỏ.

Nhưng đồng chí Tập Cận Bình cho rằng, đây là cơ hội phát triển ngành du lịch văn hóa của Chính Định, đồng chí nêu ra phải xây dựng “Vinh Quốc Phủ” thành tòa kiến trúc dài lâu, “như vậy vừa có thể tăng thêm tính chân thực của hình ảnh trên phim, vừa có thể tăng thêm điểm tham quan cho Chính Định”.

Đồng chí từng tính toán, sau khi “Vinh Quốc Phủ” trở thành điểm tham quan, du khách không chỉ có thể tham quan ở “Vinh Quốc Phủ”, mà còn có thể ăn uống, mua quà lưu niệm trên phố Vinh Ninh. Nếu huyện Chính Định chỉ có Chùa Long Hưng, điểm tham quan duy nhất, du khách tham quan một buổi sáng rồi về luôn, chỉ ở lại nửa ngày, trong khi có thêm “Vinh Quốc Phủ” và phố Vinh Ninh, du khách ít nhất có thể ở lại một ngày. Trong một ngày ở lại, du khách sẽ ăn, ở và tiêu dùng, họ sẽ để lại tiền ở Chính Định.

Lúc đó, ngân sách xây dựng “Vịnh Quốc Phủ” có thể giữ dài lâu lên tới hơn 3 triệu Nhân dân tệ. Đối mặt với khoản đầu tư khổng lồ này, nhiều lãnh đạo địa phương đều cho rằng đây là một dự án mạo hiểm, lo ngại không thể thu hồi đầu tư. Đồng chí Tập Cận Bình thấy mọi người đều không có niềm tin, nguyên nhân quan trọng nhất là vấn đề giải quyết tiền vốn, đồng chí bắt đầu đi các nơi huy động vốn.

Trước hết, đồng chí Tập Cận Bình nhờ bạn bè thuyết phục Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đầu tư 380 nghìn Nhân dân tệ, giải quyết được khoản tiền đầu tiên. Sau đó, đồng chí Tập Cận Bình lại xin phép Bí thư Thành ủy Thạch Gia Trang Giả Nhiên viện trợ 200 nghìn Nhân dân tệ. Đồng chí Giả Nhiên chấp thuận phân tích của đồng chí Tập Cận Bình, và đồng ý viện trợ. Tỉnh Hà Bắc điều phối hơn 10 đơn vị, chuyên môn chi 1,72 triệu Nhân dân tệ cho dự án này. Đồng chí Tập Cận Bình còn tìm đến Nhà máy cơ khí Sao Đỏ thành phố Thạch Gia Trang, thuyết phục nhà máy này đầu tư 400 nghìn Nhân dân tệ. Thông qua huy động vốn từ nhiều bên, vấn đề tiền vốn cuối cùng đã được giải quyết.

Năm 1985, dự án “Vinh Quốc Phủ” khởi công xây dựng. Khu du lịch “Vinh Quốc Phủ” với vốn đầu tư hơn 3,5 triệu Nhân dân tệ, rộng 37 nghìn mét vuông, xây dựng trong 20 tháng đã hoàn thành xây dựng. Đúng như dự kiến của đồng chí Tập Cận Bình, dự án “Vinh Quốc Phủ” không bao lâu đã thu hồi vốn đầu tư. Sau khi khánh thành vào năm 1986, tiền vé tham quan trong năm đầu tiên đạt 2,21 triệu Nhân dân tệ, tổng doanh thu du lịch của huyện Chính Định đạt hơn 17,6 triệu Nhân dân tệ. “Vinh Quốc Phủ” đã trở thành một danh thiếp mới của Chính Định.

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn