Tiếng Việt Nam

Đồng chí Tập Cận Bình đã quan tâm việc lớn này trong hàng chục năm qua

criPublished: 2021-06-04 14:53:47
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Tại ngôi nhà cũ của liệt sĩ Lâm Giác Dân, đồng chí Tập Cận Bình hỏi ông Hoàng Khởi Quyền, Giám đốc Bảo tàng thành phố Phúc Châu lúc đó: “Ông Quyền, đây có đúng là ngôi nhà cũ của ông Lâm Giác Dân không?”

“Đúng vậy, nơi chúng ta đang đứng là sảnh nhà cũ của ông Lâm Giác Dân”.

Đồng chí Tập Cận Bình nói một cách kiên quyết rằng: “Vậy chúng ta quyết định sẽ giữ lại ngôi nhà này, và tiến hành tu sửa”.

Trong thời gian làm việc ở tỉnh Phúc Kiến, đồng chí Tập Cận Bình còn chủ trì công tác cứu vãn và bảo vệ các khu di sản văn hóa như ngôi nhà cũ của Lâm Tắc Từ, Động Vạn Thọ, được gọi là “di chỉ Chu Khẩu Điếm ở miền Nam” v.v.

Di chỉ thành cổ Lương Chử (từ 3300 đến 2300 năm trước Công nguyên) là trung tâm quyền lực và tín ngưỡng quốc gia thời kỳ đầu mang tính khu vực ven bờ Thái Hồ, hạ du sông Trường Giang. Các nhà khảo cổ phát hiện, cách đây khoảng 5000 năm trước, tổ tiên Lương Chử đã bắt đầu sử dụng chữ viết, các ký hiệu khắc họa này đã đẩy văn hóa chữ viết Trung Quốc lên trước hơn 1000 năm.

Đồng chí Tập Cận Bình luôn quan tâm tình hình bảo vệ Di chỉ thành cổ Lương Chử. Tháng 7/2003, khi nghiên cứu điều tra ở Di chỉ thành cổ Lương Chử, ngày hôm sau được biết việc khó đóng cửa 6 nhà máy khai thác đá ở huyện Đức Thanh, thành phố Hồ Châu đã ảnh hưởng đến an toàn của Di chỉ, đồng chí Tập Cận Bình đi nghiên cứu khảo sát Hồ Châu. 6 nhà máy đó đã nhanh chóng đóng cửa.

Trong thời gian công tác ở tỉnh Chiết Giang, đồng chí Tập Cận Bình chỉ rõ: “Di chỉ thành cổ Lương Chử là thánh địa chứng minh lịch sử văn minh 5000 năm của dân tộc Trung Hoa, là tài sản quý báu và hiếm có, chúng ta phải bảo vệ tốt”.

Tháng 7/2019, Kỳ họp lần thứ 43 Ủy ban Di sản thế giới tuyên bố, Di chỉ thành cổ Lương Chử Trung Quốc được đưa vào danh sách di sản văn hóa thế giới.

首页上一页12 2

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn