#sức khỏe và Đời sống: Hạ sốt mù quáng có nguy hại lớn, khi trẻ bị sốt, các bậc phụ huynh nên làm như vậy
Phần lớn phụ huynh cứ thấy trẻ bị sốt thì rất nóng ruột và hoảng sợ, như đang đứng trước kẻ địch lớn vậy, lo sợ không hạ sốt sẽ diễn biến thành viêm não, viêm phổi v.v, do vậy phản ứng đầu tiên của các bậc cha mẹ là uống thuốc hạ sốt, mau hạ sốt cho trẻ.
Dĩ nhiên uống thuốc hạ sốt không chỉ là phản ứng đầu tiên của các bậc phụ huynh, cũng là “công đoạn” cơ bản khi đến khám ở bệnh viện, phương án điều trị tiêu chuẩn thấy cháy thì dập, thấy sốt thì hạ đưa thuốc hạ sốt lên thần đàn điều trị sốt cho trẻ, trở thành “thuốc cứu mạng” cho trẻ bị sốt.
Nhưng điều mà rất nhiều phụ huynh không biết là hạ sốt và sử dụng thuốc hạ sốt một cách mù quáng chưa chắc có hiệu quả tốt, ngược lại còn có thể gây nguy hại lớn.
Trung y cho rằng, sốt là biểu hiện của cuộc chiến đấu giữa chính khí và tà khí trong cơ thể, chính khí đương tương với sức đề kháng hoặc hệ thống hồi phục trong cơ thể trẻ. Tà khí tương đương là vi khuẩn, vi rút bên ngoài, cũng gồm “rác thải” trao đổi chất.
Bất kể là chất có hại bên ngoài xâm nhập vào cơ thể hay là “rác thải” trên một bộ phận nào đó của cơ thể con người quá thừa, cơ thể đều sẽ nâng cao nhiệt độ, tăng cường trao đổi chất, tăng cường tuần hoàn tương xứng, giãn nở lỗ chân lông ra mồ hôi, cố gắng thải chất cơ thể không cần, chất có độc hại ra ngoài.
Trên chừng mực nhất định sốt là bản năng tự cứu của cơ thể nhằm chống vi rút, tự phục hồi. Chính khí trên người trẻ càng sung túc, cuộc chiến đấu giữa chính khí và tà khí càng quyết liệt, nhiệt độ sốt sẽ càng cao. Nếu lúc này chỉ vì hạ nhiệt độ mà mạo hiểm hạ sốt thì không khác gì làm tan giã năng lực tự cứu vốn có của trẻ.
Qua nhiều lần uống thuốc hoặc truyền nước hạ sốt, trẻ có thể không thể “sốt” nổi thật. Sự tổn hại đối với hệ thống miễn dịch sẽ dẫn đến một loạt di chứng như viêm mũi mãn tính, ho, dị ứng, tiêu chảy v.v.
Đây chính là nơi rất nhiều phụ huynh nghi hoặc, tại sao trẻ nhỏ được chăm sóc từng li từng tí nhưng thể chất lại ngày càng yếu kém.
Không biết chừng, chính là các bậc phụ huynh trong lúc hoảng sợ đã từng bước đẩy cơ thể trẻ nhỏ theo hướng sức khỏe loại B, chính là phụ huynh trong trạng thái vô thức đã đưa từng viên, từng tuýp thuốc độc vào mồm trẻ, đương nhiên còn có những lá cao dán hạ sốt dán trên trán trẻ nhỏ.
Nếu sốt là tấm chắn phòng hộ vốn có của cơ thể, vậy thì liệu chúng ta có thể khoanh tay ngồi nhìn hay không khi trẻ nhỏ bị sốt. Dĩ nhiên là không phải. Trung Y có rất nhiều cách khéo léo dẫn dắt giúp cơ thể tăng tốc bài tiết độc tố, hạ sốt tự nhiên.
Trẻ nhỏ bị sốt, các bậc phụ huynh nên làm như thế nào?
Chúng ta hãy tìm hiểu về hai nguyên nhân trẻ nhỏ bị sốt thường gặp trong cuộc sống hàng ngày và biện pháp hạ sốt khéo léo dẫn dắt tương ứng.
01 Cảm cúm và sốt do bị nhiễm lạnh.
Làm thế nào phán đoán trẻ nhỏ sốt do bị nhiễm lạnh.
Các triệu chứng chính sốt do nhiễm lạnh là: sốt sợ lạnh, có nước mũi trong, hoặc ho có đờm trắng
Sợ lạnh là chỉ tiêu phán đoán then chốt nhất, các bà mẹ nhất định phải lưu ý, nếu trẻ nhỏ thân thể co rút lúc sốt, có nhu cầu đắp chăn, mặc nhiều áo thì đây là bị nhiễm lạnh điển hình, lúc này lối tư duy điều trị chủ yếu là phải ôn nhiệt ra mồ hôi là chính. Có thể nấu nước gừng và hành cho trẻ uống để hỗ trợ chính khí, giúp cơ thể khôi phục bình thường.
Gừng, hành là nguyên liệu nấu ăn thường dùng trong bếp, có thể lấy hai cây hành trắng cả đầu, hai miếng gừng, đổ một bát nước, khi sôi lại nấu thêm khoảng 5 phút, cho chút đường đỏ theo tình hình thực tế, tắt lửa xong uống ngay lúc nóng. Rồi ngủ một giấc, sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng.
02 Sốt do trữ thực
Triệu chứng rõ ràng của sốt loại này là: Không sợ lạnh, tuy sốt nhưng không sợ lạnh, không có nhu cầu mặc thêm áo và đắp thêm chăn, thường kèm theo các triệu chứng biếng ăn, hôi miệng, trướng bụng, ngủ không yên v.v. loại sốt này rất thường gặp, thường do cho trẻ ăn uống không đúng cách gây nên.
Tạng phủ của trẻ nhỏ non yếu, chức năng tỳ vị tương đối yếu. Nếu luôn ăn quá no, không hạn chế lượng hấp thu đồ ăn vặt, hoa quả, thức ăn chất đạm cao, ca-lo cao của trẻ, rất dễ dẫn đến gánh nặng đường ruột và dạ dày của trẻ nhỏ quá nặng, thức ăn không thể tiêu hóa kịp thời, tích trữ lên men trong cơ thể, thì dễ sốt.
Trong tình huống này, trước hết phải kiểm soát ăn uống, trong lúc sốt có thể ít ăn hoặc không ăn, kiêng ăn chất đạm cao, ca-lo cao và đồ sống, đồ nguội, vì đây là nguyên nhân gây sốt.
Hai là có thể xoa bóp cho trẻ như xoa bụng, vận bát quái, thanh đại tràng v.v. cũng có thể sử dụng các loại thuốc thành phẩm như Bảo hòa hoàn qua tư duy biện chứng, thúc đẩy trẻ nhỏ vận hóa tỳ vị, giúp rác thải trong cơ thể nhanh chóng bài tiết ra ngoài. Như vậy rác thải được bài tiết ra ngoài, tự nhiên sẽ hạ sốt.
Thực ra sốt không đáng sợ, điều đáng sợ là các bậc phụ huynh áp dụng biện pháp xử lý mù quáng trong trạng thái hoảng sợ. Có một câu ngạn ngữ cổ : “Làm bậc cha mẹ, không nắm chút kiến thức y học, thì coi như là không hiền từ”. Mong các bậc cha mẹ đều biết được kiến thức này, nhìn nhận sốt một cách đúng đắn, để trẻ nhỏ được trưởng thành mạnh khỏe.