Tiếng Việt Nam

Giấc ngủ, một bí quyết mới mang tính cách mạng có thể kéo dài tuổi thọ

cri2021-06-04 14:21:27

Cứ nói đến chuyện dưỡng sinh mọi người thường nghĩ ngay đến ăn gì tẩm bổ, nhưng bạn có biết thuốc bổ nhất là gì không? Là giấc ngủ, nói chính xác hơn là một giấc ngủ ngon và chất lượng là thuốc bổ hiệu nghiệm nhất trên thế giới, có thể giúp kéo dài tuổi thọ. Sau đây là một bài viết của chuyên gia bệnh tim mạch nổi tiếng Hồ Đại Nhất, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bệnh tim mạch Bệnh viện Nhân dân thuộc Đại học Bắc Kinh nhan đề: Giấc ngủ, một bí quyết mới mang tính cách mạng có thể kéo dài tuổi thọ.

Gần đây, tôi bị một cuốn sách cuốn hút, đọc cả ngày lẫn đêm, cuối cùng đã đọc xong. Tên cuốn sách này là “Tại sao chúng ta phải ngủ”. Xem tên sách có vẻ chán và vô vị, nhưng hễ đọc là không nỡ bỏ xuống. Tôi muốn chia sẻ với các bạn những kiến thức khoa học tuyệt vời trong sách.

Tác giả cuốn sách “Tại sao chúng ta phải ngủ” là một chuyên gia giấc ngủ học tên là Mattew Waler, từng là giáo sư Học viện Y Đại học Ha-vớt, hiện là giáo sư Tâm lý học và khoa học thần kinh Đại học Berkeley. Mở đầu cuốn sách có đoạn:

Các nhà khoa học đã phát hiện một bí quyết mới mang tính cách mạng có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ, có thể nâng cao trí nhớ của bạn, tăng sức quyến rũ cho bạn, giúp bạn giữ vóc dáng, giảm lượng ăn; bảo vệ bạn không mắc ung thư và bệnh lú lẫn; không dễ bị cảm và nhiễm lạnh; giảm rủi ro mắc bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tin và bệnh tiểu đường; giúp bạn vui lên, không trầm cảm, không căng thẳng, bạn có hứng thú không?

Giáo sư Walker nói, phương thuốc chữa bách bệnh này không phải là hàng xa xỉ Hermes, mà là “giấc ngủ”.

Nói đến giấc ngủ, tôi và bạn bè quanh tôi không có ai không bị quấy nhiễu bởi vấn đề này. Hơn nữa, trong xã hội ngày nay, hầu như hai trăm phần trăm số người đều không thể ngủ ngon, ban ngày rất mệt mỏi. Trong đó bao gồm cựu Tổng thống Ô-ba-ma mỗi ngày chỉ ngủ bốn tiếng đồng hồ.

Đọc xong cuốn sách này, mới biết rằng vấn đề do tối ngủ không ngon gây ra tuyệt đối không chỉ là mệt mỏi vào ban ngày, mà là điều hết sức hết sức ghê gớm, chất xám thấp, bệnh tật về sinh lý, trở ngại tâm lý, khiếm khuyết về tính cách, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Điều quan trọng là những kết luận trên đều không phải bịa đặt ảo tưởng, mà được rút ra từ biết bao thí nghiệm khoa học trong hơn 20 năm qua. Sau đây chia sẻ với các bạn một số quan điểm như sau:

1

Then chốt nhất trong giấc ngủ là NREM, tức là giấc ngủ sâu không chớp mắt, chức năng chính là nâng cao thể chất và sức miễn dịch và REM, tức giấc ngủ nằm mơ nháy mắt nhanh chóng, chức năng chính là nâng cao chức năng của bộ não. Hai yếu tố này đã quyết định chất lượng giấc ngủ. Có thể nói, trẻ em nằm mơ nhiều trong giấc ngủ thông minh.

2

Chỉ cần giấc ngủ ít hơn 5 tiếng đồng hồ, thì tế bào miễn dịch Natural Killer chuyên đối phó tế bào ung thư trong cơ thể sẽ giảm 70%. Do vậy những người không có giấc ngủ đầy đủ dễ mắc ung thư trực tràng, ung thư tiền liệt tuyến hoặc ung thư vú.

Có lẽ tỷ lệ mắc ung thư của người hiện đại gia tăng không chỉ vì chúng ta sống lâu hơn.

3

Giấc ngủ không đủ sẽ làm tăng tốc tế bào ung thư.

Cùng những con chuột trắng có u, so với những con chuột có giấc ngủ đầy đủ, tốc độ sinh trưởng của khối u nhanh gấp nhiều lần.

Gần đây, Tổ chức Y tế thế giới đã coi giấc ngủ không đủ là nhân tố gây ung thư.

4

Giấc ngủ quan trọng hơn cả ăn uống và tập thể dục.

Nói tước đoạt giấc ngủ, đồ ăn, hoặc tập thể dục của một người tong 24 tiếng đồng hồ, tước đoạt giấc ngủ hại sức khỏe nhất.

5

Đối với những người trên 45 tuổi buổi tối ngủ ít hơn 6 tiếng đồng hồ, tỷ lệ mắc nhồi máu cơ tim và đột quỵ cao hơn 200% so với những người ngủ 7-8 tiếng đồng hồ.

6

Giấc ngủ không đủ sẽ khiến con người ngu muội, bởi vì REM không đủ sẽ ảnh hưởng sức khỏe của tế bào não, dễ mắc bệnh lú lẫn.

Bà Thatcher và Tổng thống Ri-gân đều nói mình mỗi ngày chỉ ngủ 4-5 tiếng đồng hồ, đều mắc bệnh lú lẫn. Giáo sư Walker dự đoán: người mắc bệnh lú lẫn tiếp theo có lẽ sẽ là Tổng thống Đô-nan Trăm.

7

Nếu liên tục 19 tiếng đồng hồ không ngủ, trạng thái sức não và cơ thể của con người giống như say rượu. Cảnh sát nhiều nước trên thế giới đều áp dụng biện pháp tra tấn không vết thương bằng cách: không cho phạm nhân ngủ. Phạm nhân không được ngủ hơn 40 tiếng đồng hồ, cơ bản là cho ký chữ gì thì ký, không cầu mong tự do, chỉ cầu mong được ngủ.

8

Uống cà-phê tương đương uống thuốc để mình thiếu ngủ.

Nếu đã thành nghiện, nhất định phải uống cà-phê thì nên uống trước một giờ chiều.

9

Đồ uống có cồn không những không giúp ích cho giấc ngủ, mà còn ảnh hưởng giấc ngủ

Đồ uống có cồn cho dù chỉ một chút cũng sẽ giết chết giấc ngủ REM, để chúng ta không nằm mơ. Không nằm mơ, giấc ngủ không có REM ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất xám.

10

Nguyên nhân chúng ta không ngủ ngon có một phần là vì môi trường nhiệt độ cố định của máy điều hòa nhiệt độ, trái với quy luật tự nhiên mà giấc ngủ cần.

11

Đồng hồ báo thức ảnh hưởng đến sức khỏe của tim, đặc biệt là đồng hồ báo thức có chức năng Snooze cứ năm phút kêu một lần, khiến tim phải chịu áp lực 3-4 lần trong thời gian ngắn, lâu ngày sẽ ảnh hưởng lớn đến tim mạch.

12

Giờ mùa hè, thời gian điều chỉnh sớm một tiếng là một chế độ hết sức ngu dốt. Bởi vì mọi người vì thế mà ngủ ít một tiếng đồng hồ, do vậy bắt đầu từ ngày áp dụng giờ mùa hè thì tỷ lệ nhồi máu cơ tim, tai nạn giao thông v.v đều tăng với mức lớn.

13

Giấc ngủ không đủ ảnh hưởng đến chức năng giới.

Đàn ông mỗi ngày ngủ dưới năm tiếng đồng hồ, so với đàn ông ngủ hơn tám tiếng đồng hồ, tinh hoàn nhỏ hơn nhiều, nồng hộ testosterone trong máu giảm xuống đến mức của mười năm sau, phụ nữ thiếu ngủ dễ dẫn đến khó sinh đẻ hoặc đẻ non.

14

Giấc ngủ không đủ dễ mập lên, bởi vì thiếu ngủ sẽ làm giảm hóc-môn Leptin liên quan đến cảm giác no bụng, tăng cao hóc-môn ghrelin liên quan đến đói bụng.

15

Nếu thíếu ngủ vào những ngày làm việc, cho dù cuối tuần ngủ bù như thế nào cũng không bù lại được.

16

Mỗi một loại bệnh hiểm nghèo hầu như đều liên quan đến thiếu ngủ.

Nếu có thể để cho bệnh nhân ngủ ngon một giấc, rất nhiều vấn đề sức khỏe đều có thể cải thiện hoặc giải quyết.

Close
Messenger Pinterest LinkedIn