Tiếng Việt Nam

NHÀ TRIẾT HỌC VÀ DANH TƯỚNG CỔ ĐẠI TRUNG QUỐC – VƯƠNG DƯƠNG MINH

cri2021-06-04 16:08:26

Từ Bắc Kinh xa xôi sau ngày Lập Đông, Sảnh Hoa xin gửi các bạn lời chào thân ái, mong nội dung chuyên mục Hộp thư Thính giả trên sóng và trên mạng Đài phát thanh Quốc tế Trung sẽ mang lại cho các bạn đang có mặt bên máy thu thanh hoặc đang truy cập mạng theo dõi chương trình những phút giây ấm áp trong đêm đông gió bấc tràn về.

Hoan nghênh bạn thường xuyên truy cập mục Hộp thư Ngọc Ánh trên tường Facbook với nội dung phong phú hơn, xúc tích hơn và cập nhật hơn. Ngoài ra nếu bạn bình luận cho bài viết, thì chị Ngọc Ánh sẽ tiếp bạn với tách cà phê tinh thần trên mạng.

Hôm qua Lập Đông, Hộp thư Ngọc Ánh có bài đăng trên Facebook với nội dung liên quan như sau:

Lập Đông năm nay rơi đúng vào thời điểm 12:46 theo giờ Bắc Kinh, hôm ngay, ngày 6/11, mồng 3/10 Nông Lịch.

Lập Đông là tiết khí đầu tiên của mùa Đông. Người Trung Quốc coi Lập đông là ngày đầu tiên của mùa đông, có tập tục ăn nhiều thịt cá để cơ thể tích lũy năng lượng chống rét trong cả mùa đông.

Trước và sau Lập Đông, lượng mưa ở phần các lớn vùng miền trong cả nước giảm rõ rệt, nhiều nơi ở miền bắc Trung Quốc bắt đầu rơi tuyết hoặc đóng băng, mùa màng nhà nông vào giai đoạn qua đông; Còn các khu vực miền Nam Trung Quốc thì tiết trời vẫn tương đối ấm áp, cây cối vẫn lên xanh.

Khung cảnh Lập Đông ở miền Bắc Trung Quốc thường là:

Sông hồ đóng băng liền

Ruộng đất đông cứng lại

Cỏ cây chỉ chừa cành

Giun dế vào ngủ đông

Muôn vật ẩn náu lại.

Khung cảnh Lập Đông ở Miền Nam:

Sông nước vẫn chảy xuôi

Ruộng đất vẫn mơn mởn

Cỏ cây vẫn xanh rì

Chim muông vẫn bay lượn

Muôn vật vẫn dạt dào

Vào trước ngày Lập Đông, khắp thành Bắc Kinh có trận tuyết đầu mùa rất dày, tuyết giăng đầy mặt đất, sáng hôm sau tuyết vẫn rơi lả xả. Đúng là đất thiêng Kinh Thành. Rất nhiều dân mạng Bắc Kinh phơi ảnh cảnh tuyết rơi Kinh thành trên trang cá nhân của mình.

Nhưng đẹp nhất, mê hồn nhất phải kể đến cảnh tuyết rơi trong Cố Cung, còn gọi là Tử Cấm Thành: Mái vàng, tường đỏ, tuyết trắng phau. Như tái hiện khung cảnh cung đình triều nhà Minh và nhà Thanh, cả những câu chuyện ngôn tình về các cung tần mỹ nữ với các hoàng đế như trong các bộ phim cổ trang mang đề tài triều Minh và triều Thanh.

Hoan nghênh bạn truy cập Hộp thư Ngọc Ánh trên Facebook để thưởng thức cảnh tuyết rơi dày đặc trong Cố Cung còn gọi là Tử Cấm Thành nhé. Nhiều bạn viết bình luận khen cảnh tuyết rơi rất đẹp.

Còn bạn LC thì bình luận rất thú vị và thiết thực đối với sức khỏe về Lập Đông như sau:

Lập Đông cần vận động tốt, ngủ sớm, ăn uống đủ chất để dưỡng sinh. Theo kinh nghiệm, nếu lập đông mưa dầm thì mùa đông không lạnh. Nhưng hôm nay không mưa báo hiệu nhiều đợt rét sâu. Con người cần hài hoà với thiên nhiên như cổ nhân đã dạy thì sẽ luôn khoẻ mạnh bình an.

Mời quý vị và các bạn theo dõi tiếp mục Hộp thư thính giả do Sảnh Hoa thực hiện. Sau đây Sảnh Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn về nhà Triết học và là danh tướng thời cổ Trung Quốc-- Vương Dương Minh.

Vương Dương Minh thời nhà Minh (1427—1529 công nguyên) là người rất được ông Tưởng Giới Thạch tôn sùng. Là phần tử tri thức thời cổ, Vương Dương Minh là người rất hiếm có trong số ít người vừa “lập đức”, “lập ngôn”, lại “lập công” trong lịch sử mấy nghìn năm của Trung Quốc, cho đến nay vẫn được các tri thức Trung Quốc kính trọng, qua đó có thể thấy, nhân cách vĩ đại của ông có sức thu hút mạnh mẽ.

Vương Dương Minh vốn có tên gọi là Vương Thủ Nhân, bởi vì ông xây nhà ở ngay trong động Dương Minh tại Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang, về sau lại ông lại cho lập nhà sách Dương Minh, cho nên mọi người gọi tên ông là Dương Minh. Trong số nhiều nhà tư tưởng thời cổ Trung Quốc, Vương Dương Minh là người có địa vị rất đặc biệt, ông không những là nhà Triết học, nhà Giáo dục, mà còn là một vị danh tướng hiếm có trong thời cổ Trung Quốc.

Sách sử viết rằng, cậu bé Vương Dương Minh lên năm tuổi rồi mà còn không biết nói, một hôm, có một người kỳ lạ đến vuốt đầu cậu bé rồi đặt tên là “Thủ Nhân”, thế là cậu bé Thủ nhân liền biết nói. Sau khi lớn lên, Vương Thủ Nhân dấn thân lên đường đời độc đáo của mình. Một mặt ông rất giỏi võ nghệ, bênh vực công lý, rất mê bắn cung và binh pháp, một mặt lại rất chăm chỉ học hành, thế rồi trong đợt khi khoa cử ông trúng Cập Đệ rồi được làm quan. Bởi vì ông phản đối tên hoạn quan Lưu Cẩn khét tiếng xấu xa, cho nên bị phạt đánh 40 roi, Vương Minh Dương bị đày đến Quý Dương thuộc tỉnh Quý Châu ngày nay. Song ông không vì thế mà nản chí, với thân phận là tri sự biên giới, ông rất cố gắng sử lý mọi công việc, đến nỗi ngay cả kẻ cắp bị bắt cũng phải ngưỡng mộ danh tiếng của ông, và cảm ơn công đức của ông.

Ban đầu, Vương Dương Minh nhất mực theo đuổi học thuyết Lý học, nhưng về sau ông cảm thấy học thuyết này quá cứng nhắc, nên đã chuyển sang chống lại học thuyết này. Ông đã dựng nên hệ thống Triết học của riêng mình, tuy hệ thống này thuộc trường phái Tâm học, song lại vượt lên cả các đại sư Tâm học trước kia, và đã tập trung thành Tâm học, ảnh hưởng đến hằng mấy thế hệ về sau.

Vương Dương Minh nêu ra mệnh đề Triết học nổi tiếng, đó là: Tâm ngoại vô vật. Tức là ngoài nội tâm ra, bên ngoài không có gì cả. Ông cho rằng, trái tim của con người là cội nguồn của muôn vật, không có ý niệm của trái tim con người, thì sẽ không có sự vật khách quan. Ông còn nêu ra mệnh đề “Tâm ngoại vô lý”. Trong con mắt của Vương Dương Minh, cái “Lý ” của sự vật không tồn tại trong sự vật khách quan, mà là tồn tại trong tâm của con người. Ví dụ như, quan niệm đạo đức luân lý Phong kiến, vốn là sản vật của xã hội Phong kiến, nhưng Vương Dương Minh lại cho rằng, vốn là có trong tâm của mọi người, ông gọi đó chính là “Lương tri”. Vương Dương Minh yêu cầu mọi người nên chủ động tự giác làm việc lành, loại bỏ việc ác. Quy phạm hành động của mình bằng luân lý Phong kiến.

Học thuyết của Vương Dương Minh xuất hiện trong tư thế “chống truyền thống”, đến sau giữa thời nhà Minh, hình thành học phái Dương Minh, đối đầu với Lý học của Trình Chu, có sự ảnh hưởng rất lớn. Về sau, tác phẩm “Truyện tập lục” và “Đại học vấn ” quan trọng nhất của ông rất được hoan nghênh hồi đó. Về sau, học vấn của ông còn truyền ra nước ngoài, đặc biệt là có sự ảnh hưởng rất lớn đối với giới học thuật của Nhật Bản.

Về mặt quân sự, công lao nổi tiếng nhất của Vương Dương Minh là dẹp yên “Ninh Vương chi loạn”, tức cuộc nổi loạn của Ninh Vương hồi đó. Sau khi hoạn quan Lưu Cẩn bị đánh đổ, là vị quan trung thành, Vương Minh Dương rất được trọng dụng, lúc này, Ninh Vương phản bội, làm trấn động cả triều đình, nhiều nhà quân sự, nhà mưu lược đều phải bó tay, chỉ riêng có Vương Dương Minh đứng ra chống chọi với Ninh vương. Dưới sự lãnh đạo của ông, kỷ luật quân đội nghiêm minh, ông sử dụng quân đội giỏi như thần, đội quân của ông bách chiến bách thắng, chỉ trong 40 ngày đã chiến thắng quân phiến loạn. Song sau khi thắng trận trở về, công trạng của ông lại không được khen thưởng. Về sau, quân phiến loạn lại ngóc đầu dậy, các quan tướng thời nhà Minh không có cách nào đối phó, Vương Dương Minh lại lần nữa đưa quân ra trận, song rồi vẫn không được đề bạt.

Close
Messenger Pinterest LinkedIn