Tiếng Việt Nam

Mạn đàm về Tết Đoan Ngọ cổ truyền

cri2021-06-04 14:47:47

Tháng 6 là mùa nắng nóng, là tháng có nhiều ngày lễ ấn tượng. Từ mồng 1 tháng 6 là Ngày Quốc tế Thiếu nhi, rồi đến ngày 7 và ngày 8 tháng 6 là hai ngày hệ trọng của các sĩ tử Trung Quốc trong mùa thi tuyển đại học vừa kết thúc, hôm nay mùng 5 tháng 5 âm lịch là Tết Đoan Ngọ, đây là ngày lễ truyền thống chung của nhân dân hai nước Trung Việt

Hai nước Trung-Việt có nền văn hóa tương thông, phong tục tập quán tương đồng, vậy nên có rất nhiều ngày lễ cổ truyền trùng nhau như Tết Nguyên Đán, tết Trung Thụ.

Tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5 âm lịch có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ đã được “Việt hoá”, trong cái giống nhau cũng có cái khác nhau.

Bạn V C ở tỉnh Tuyên Quang viết tin nhắn như sau: “Mồng 5 tháng 5 âm lịch là ngày Tết Đoan Ngọ cổ truyền, mỗi năm vào dịp này nhà nào nhà nấy ở Việt Nam cũng ủ cho lên men rượu bằng gạo nếp thơm ngon. Em biết Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ Trung Quốc, nhân dịp ngày Tết truyền thống này, xin mời Hộp thư Ngọc Ánh giới thiệu xuất xứ của ngày Tết Đoan Ngọ cho vui.”

Cảm ơn bạn V C đặt câu hỏi thú vị trên đây, nhân dịp Tết Đoan Ngọ cổ truyền, Mẫn Linh xin mạn đàm với các bạn về Tết Đoan Ngọ. Trong tiếng Hán, Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều, ăn tết Đoan Ngọ thường vào buổi trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí.

Về bắt nguồn của ngày tết Đoan Ngọ, từng có rất nhiều sự giải thích khác nhau, có người cho rằng, tập tục tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ Hạ Trí trong thời cổ Trung Quốc, người thì cho rằng, đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang Trung Quốc, nhưng cách nói phổ biến nhất trong dân gian cho rằng, Đoan Ngọ là Tết lễ kỷ niệm Khuất Nguyên, nhà thơ yêu nước thời cổ Trung Quốc.

Nhà thơ Khuất Nguyên sinh sống ở nước Sở trong thế kỷ 3, trước công nguyên. Tương truyền ông là tác giả bài thơ “Ly tao” thể hiện tâm trạng đau buồn vì đất nước suy vong với hoạ mất nước. Do can ngăn vua Hoài Vương không được, lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn vào mùng 5 tháng 5. Thương tiếc người con trung nghĩa của đất nước, mỗi năm cứ đến ngày này, dân Trung Quốc xưa lại gói bánh chưng có góc cạnh, để làm cho cá sợ, khỏi đớp mất, rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh chưng có góc cạnh xuống sông để cúng Khuất Nguyên. Còn truyền thuyết rằng, tập tục tết Đoan Ngọ là bắt nguồn từ Hạ Trí trong thời cổ, đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang TQ.

Ngoài ra đây còn là ngày kỷ niệm danh thần Ngũ Tử Tư gieo mình xuống sông Tiền Đường, và kỷ niệm người con gái hiếu thảo tên là Tào Nga đã gieo mình xuống sông để cứu cha, người đời sau đặt dòng sông này là sông Tào Nga.

Tết Đoan Ngọ thực ra là ngày giỗ của người đã khuất, cho nên mọi người chỉ cần chúc nhau khỏe mạnh bình an là được, đừng nên chúc nhau vui vẻ.

Vào đêm trước tết Đoan Ngọ, nhà nào nhà nấy đều gói bánh chưng góc cạnh xong đem luộc để chuẩn bị ăn tết Đoan Ngọ. Người TQ gói bánh chưng góc cạnh, trọng lượng khoảng một hai lạng, nhân bên trong tuỳ theo khẩu vị. Người dân phía Nam sông Trường Giang thường gói bánh chưng mặn nhân thịt, cho thêm đậu xanh hoặc nấm hương, hoặc lòng đỏ trứng vịt, còn người dân ở phía bắc sông Trường Giang lại thường gói bánh chưng ngọt, nhân đậu đỏ nấu sẵn với đường, hoặc gói với táo đỏ khô, hình các góc cạnh đa dạng, nhưng hầu như đều gói bằng gạo nếp. Bánh chưng là thức làm quà biếu cho nhau trong ngày tết này.

Ngoài ăn bánh chưng ra còn có tục ăn trứng muối, uống rượu Hùng Hoàng và đua truyền trên sông vào dịp Tết Đoan Ngọ,

Tết Đoan Ngọ còn có tập tục trang trí dân gian rất độc đáo. Trước cửa treo hai loại lá thuốc, một mặt để trừ tà, hai là để chống ruồi muỗi. Ngoài ra, trong ngày Tết Đoan Ngọ người ta còn quấn cho trẻ chỉ 5 màu, ngụ ý là "sống lâu trăm tuổi", khâu những túi thơm, có hình như con hổ và quả bầu, trong bỏ hương liệu, lấy dây đỏ đeo trước ngực trẻ, còn cho trẻ đi giầy hình đầu hổ, đeo yếm thêu hình con hổ, mong cho trẻ bình an, may mắn.

Ở khu vực hạ lưu sông Trường Giang miền Nam Trung Quốc, hoạt động đua thuyền Rồng là một trong những tập tục quan trọng trong ngày tết Đoan Ngọ. Nghe nói, tập tục này cũng có liên quan đến nhà thơ Khuất Nguyên, tương truyền sau khi người dân phát hiện Khuất Nguyên nhảy xuống sông Mịch La tự vẫn, đã ra sức trèo thuyền ra sông để cứu ông. Về sau đã trở thành tập tục đua thuyền Rồng trong ngày tết Đoan Ngọ. Hàng Năm vào tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch, các cuộc đua thuyền trên sông, trên hồ đã trở thành ngày hội tưng bừng với quy mô hoành tráng, nhiều nơi có tới 50-60 chiếc thuyền Rồng bơi ra sông đua nhau, trên mũi của mỗi chiếc thuyền đều có đầu Rồng màu sắc sặc sỡ đủ các hình thú khác nhau được điêu khắc bằng gỗ. Trên thuyền trống chiêng vang dội, tiếng reo hò inh tai, thuyền lướt nhanh như gió, hai bên bờ cờ xí ngợp trời, đông người trên bờ tưng bừng hớn hở. Cuộc đua thuyền Rồng đã đẩy không khí nhộn nhịp của tết Đoan Ngọ lên đến cao trào.

Cuộc sống hiện đại, mọi người ai nấy đều bận rộn công việc mưu sinh hoặc học hành nên nội dung phong tục ăn Tết Đoan Ngọ đã giản đơn đi rất nhiều, nhưng Tết Đoan Ngọ vẫn trở thành ngày nghỉ pháp định, để người dân có thời gian nghỉ ngơi, nhớ đến ngày Tết truyền thống này, bố trí hình thức vui tết trong gia đình, phong phú thêm món ăn tinh thần mang đậm màu sắc truyền thống dân tộc. Như vậy rất hay và rất thú vị.

Nhân dịp Tết Đoan Ngọ toàn thể anh chị em Ban tiếng Việt Nam Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc chúc bạn cùng gia đình say sưa trong bầu rượu nếp, nhà cửa khang trang sạch sẽ, hoa tươi ngát hương, quả ngọt đậm đà.

Được biết, Mùng 5 tháng 5 âm lịch ở Việt Nam được coi là ngày Tết giết sâu bọ và thờ cúng tổ tiên, ăn rượu nếp vv...

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, người dân Việt Nam còn có các hoạt động và tập tục gì giống và khác Trung Quốc, hoan nghênh các bạn chia sẻ với chương trình vào mục Hộp thư Ngọc Ánh trên tường facebook nhé.

Close
Messenger Pinterest LinkedIn