Tiếng Việt Nam

Nhẹ nhàng 'click' chuột, các loại trái cây Việt Nam thơm ngon đến tận nhà

cri2021-06-04 14:58:45

Sảnh Hoa từ Bắc Kinh xin gửi đến quý vị và các bạn lời chào thân ái, hoan nghênh quý vị và các bạn đón nghe mục Hộp thư thính giả phát trên sóng Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc vào đêm đầu tuần thứ Hai này.

Tháng sáu là tháng chàn đầy ánh nắng chói chang, Sảnh Hoa cảm thấy ánh nắng tháng sáu tượng trưng cho tình thương nóng bỏng của người cha dành cho con cái.

Tình thương của cha xanh lam như biển cả

20 tháng 6 là Chủ nhật thứ ba trong tháng sáu, đây là ngày Người Cha năm nay. Chắc các bạn đều biết, Ngày người Cha tuy xuất xứ từ phương Tây, nhưng ngày nay đã được nhiều người dân các nước châu Á trong có Trung Quốc và Việt Nam chấp nhận.

Tình cha nặng trĩu trầm mặc không nói, tình thương của cha xanh lam như biển cả. Khác với tình thương của mẹ như nước trong nguồn. Tình cha thường trầm tĩnh nghiêm nghị, khiến những người làm con tuy kính cha nhưng đôi khi không dám lại gần. Rồi chúng ta khôn lớn thành người, đến lúc làm cha làm mẹ, mới sực nhận ra tình thương âm thầm lặng lẽ của cha nặng và chắc như núi Thái Sơn.

Tuy “Ngày của cha” ở Trung Quốc cũng như Việt Nam không rầm rộ như nước Mỹ, nhưng ngày nay đang ngày càng được mọi người ưu ái và bày tỏ tình cảm của mình đối với cha bằng các hình thức khác nhau. Quà tặng cha được bày bán khắp nơi và tinh thần của ngày này được các phương tiện truyền thông nhắc nhở.

Trong thời đại phát triển như vũ bão ngày này, rất nhiều người cha trẻ ở các tỉnh lẻ đến làm việc tại các đô thị, buộc phải xa rời con thơ, và cũng có rất nhiều những người con trẻ tuổi buộc phải xa cha già để đi xa phấn đấu cho sự nghiệp của mình. Từ lâu, câu: “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, Để ví công cha nghĩa mẹ đã trở thành bất hủ .

Các phương tiện thông tin hiện đại phát triển, We chát, tiểu blog trên các trang mạng đã trở thành một góc để lột tả tình cảm cha con hoặc nhiều thứ tình cảm khác. Mặc dù hình thức tri ân tình cha của những người làm con rất phong phú, nhưng một bó hoa tươi, một làm trái cây tặng cha thường khiến cho Ngày của cha có thêm sắc màu và hương vị ngọt ngào.

Nhắc đến trái cây, Sảnh Hoa liền liên tưởng đến các loại trái cây rất phong phú và nổi tiếng của Việt Nam, nhớ đến quãng ngày du học tại Việt Nam, lại thêm bạn bè và người Trung Quốc rất khoái khẩu trái cây Việt Nam, vậy nên Sảnh Hoa liền viết bài nhan đề:

Rất hận hạnh bài viết này của Sảnh Hoa vừa được đăng trên báo Nông Nghiệp Việt Nam. Vì thời lượng của chuyên mục hạn hẹp, Sảnh Hoa xin trích đọc bài viết này để chia sẻ với các bạn đang có mặt bên máy thu thanh, và cũng xin tặng bài viết này cho tất cả các cha các mẹ Việt Nam. Sau đây Sảnh Hoa xin đọc:

Thanh long, vải, na, chôm chôm, mít, v.v, những trái cây nhiệt đới đầy chất thần bí này hiện đã trở thành “thượng khách” thường xuyên có mặt trên bàn ăn của người dân Trung Quốc bình thường, và phần lớn những trái cây nhiệt đới này đều đến từ Việt Nam.

Được lợi từ “thuế quan bằng không” của Khu Thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN, cũng như kênh lưu thông phân phối hàng hóa tiện lợi, nhiều loại hoa quả Việt Nam, trong đó có quả vải, từ lúc hái cho lúc có mặt trên bàn ăn người dân Trung Quốc chỉ mất khoảng 2 đến 3 ngày. Với sự tươi ngon, hoa quả Việt Nam cũng có giá cả rất “thân thiện với người dân”, nên khoảng cách giữa trái cây Việt Nam với người dân Trung Quốc ngày càng được thu hẹp và trở nên thân thiết.

Có lẽ do học tiếng Việt, nên tôi cũng là “fan” yêu thích trái cây Việt Nam, cũng như rất nhiều món ăn hấp dẫn khác của Việt Nam. Trong ký ức của tôi, mỗi một loại trái cây đều chứa đầy những kỷ niệm đẹp của những năm tháng tuổi trẻ khi tôi còn đang học tập ở Việt Nam.

Nhớ lại hồi năm 2004, lần đầu tiên đến Việt Nam, một nơi vẫn còn lạ lẫm, khi đó tôi cảm thấy có chút hồi hộp, lại gặp đúng vào mùa hè nóng bức, trời nắng như đổ lửa, thời tiết nóng oi bức, đã khiến một lưu học sinh nước ngoài như tôi lúc nào cũng cảm thấy chán ăn. Có một cơ hội ngẫu nhiên, tôi đã bước vào chợ Việt Nam, lần đầu tiên tiếp xúc với quả thanh long. Khi ăn vị thơm ngọt khoái khẩu của nó đã tan chảy trong miệng, lúc trôi xuống cổ họng thì cảm thấy một chút mát lạnh, đã làm tan biến mọi cảm giác xa lạ của tôi ở Việt Nam.

Những ngày tiếp theo, để hòa nhập tốt hơn với cuộc sống với người dân Việt Nam, nhanh chóng nâng cao trình độ tiếng Việt, mỗi khi tan học, tôi luôn bị hấp dẫn đến chợ để giao lưu với những người bán trái cây. Từ câu “Xin chào” bắt đầu nói chuyện với các cô bán hàng: “Xin hỏi đây là gì ạ? Bao nhiêu tiền hả cô?...”.

Khi trở về ký túc xá, tôi thường mua vài quả thanh long hoặc một vài loại trái cây khác mà mình yêu thích. Điều khiến tôi tự hào là, nhân viên quản lý ký túc xá hồi đó khi nghe tôi nói chỉ bỏ ra vài nghìn đồng mà đã mua được một túi quả thanh long, cô liền giơ ngón tay cái khen tôi: “Hoa giỏi thật, sao mà rẻ thế hả? Cô đi mua cũng không mua được rẻ thế đâu!”.

Về sau, các bạn cùng lớp thường nhờ tôi đi mua trái cây. Vì tôi thường xuyên đi mua và cũng thường hay mua nhiều, nên mỗi khi tôi vừa bước vào chợ, các cô bán trái cây đều nhiệt tình vẫy tay với tôi: “Cháu ơi, cháu lại sang mua hoa quả hả, hôm nay quả thanh long tươi lắm”.

Qua nhiều năm, sự nhiệt tình của người dân Việt Nam, cũng như trái cây tươi ngon của Việt Nam đã luôn để lại những ấn tượng sâu sắc trong tôi.

Hoa quả nhiệt đới Việt Nam ở Trung Quốc.

Hiện nay, muốn ăn trái cây Việt Nam đã không còn phải đến tận Việt Nam xa xôi nữa. Các loại trái cây Việt Nam luôn được bày bán tại các siêu thị lớn tại Bắc Kinh cũng như nhiều thành phố khác tại Trung Quốc. Điều tiện lợi còn là, cùng với việc phát triển của các mặt bằng thương mại điện tử, người dân Trung Quốc chỉ cần ngồi tại nhà mà vẫn có thể thưởng thức các loại trái cây đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Các loại trái cây nhiệt đới như chanh leo, xoài, nhãn, chuối, vải, dưa hấu, chôm chôm, mít, thanh long đều là những trái cây quen thuộc trong giỏ mua sắm của tôi. Chỉ cần nhẹ nhàng một cái “click” chuột, là các loại trái cây Việt Nam thơm ngon đều được chuyển phát nhanh đến tận nhà chỉ trong vòng ngày, thậm chí có lúc chỉ vài tiếng đồng hồ là tới.

Khí hậu Bắc Kinh khô hanh, công việc trong lĩnh vực truyền thông bận rộn khiến tôi dễ bị nhiệt, vậy nên tôi vẫn rất thích chanh leo và thanh long vì chúng có tính hàn và thanh mát giải nhiệt. Những lúc rảnh tay, pha một cốc nước chanh leo mật ong, thêm một quả thanh long thơm ngọt, đó chính là một bữa “trà chiều” thơm ngon mà tôi khoái khẩu nhất.

Ngoài trái thanh long mà tôi thích nhất ra, quả vải cũng là thứ trái cây tôi khoái khẩu. Trong lịch sử Trung Quốc, quả vải vốn có vị trí đặc biệt trong các loại trái cây, xưa nay đều được người dân Trung Quốc yêu thích. Nhà thơ nổi tiếng đời Đường Đỗ Mục từng có bài thơ “Nhất kỵ hồng trần phi tử tiếu. Vô nhân tri thị lệ chi lai” (Nghĩa là: Một người cưỡi ngựa tung bụi hồng, Quý Phi mỉm cười, không ai biết rằng ấy là quả vải đã đưa về đến cung). Bài thơ này đã miêu tả sự yêu thích đối với quả vải của Dương Quý Phi, từ đó ra đời một loại quả vải “Phi Tử Tiếu”.

Tô Thức, nhà văn nổi tiếng đời Tống, nhà ẩm thực cũng từng viết, “Nhật đạm lệ chi tam bách khoả, Bất từ trường tác Lĩnh Nam nhân” (Nghĩa là: Ngày ăn vải ngọt ba trăm quả, không ngại mãi làm người Lĩnh Nam), để miêu tả sự yêu thích của tác giả đối với vải.

Hiện nay, quy mô trồng quả vải tại các nơi như Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên... Trung Quốc có diện trồng rất rộng, sản lượng hàng năm đạt hơn 2,8 triệu tấn. Còn các vùng trồng vải lớn như ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, hay tỉnh Hải Dương… ở Việt Nam cũng được rất nhiều người dân Trung Quốc biết đến.

Sảnh Hoa đặc biệt yêu thích trái thanh long của Việt Nam.

Do sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, nhu cầu về trái cây của người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng trở nên đa dạng, nhiều loại trái cây nhập khẩu chiếm được sự yêu thích của mọi người. Tôi cũng thỉnh thoảng đi mua quả vải, thanh long Việt Nam tại các siêu thị lớn tại Bắc Kinh. Bạn bè tôi cũng rất thích các loại trái cây Việt Nam như quả vải, thanh long, xoài...

Nhiều bạn cho tôi biết, vì nằm trên vùng nhiệt đới, trái cây Việt Nam thơm ngon hơn, ngọt hơn và rất an toàn. Ngoài ra, các loại trái cây Việt Nam đã bù đắp cho những mùa “khan hiếm trái cây” trong mùa đông ở các khu vực miền bắc Trung Quốc.

Với tiềm năng thị trường Trung Quốc to lớn, hàng năm Trung Quốc đều nhập khối lượng lớn trái cây. Việc này không những có thể đáp ứng nhu cầu tính đa dạng trái cây của người tiêu dùng, mà còn có thể kích thích các nhà nông trồng cây ăn quả nâng cao chất lượng của trái cây cùng loại, thực hiện hợp tác cùng thắng, mang lại lợi ích cho nhau.

Những năm gần đây, cùng với mức tiêu dùng của người dân Trung Quốc không ngừng nâng cao, nhu cầu thị trường Trung Quốc đối với trái cây nhiệt đới như quả thanh long Việt Nam ngày càng lớn, rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc tìm đối tác cung ứng trái cây cũng như vườn cây Việt Nam để hợp tác, đóng gói thương hiệu theo nhu cầu của đối tác, hỗ trợ các loại trái cây Việt Nam thâm nhập thị trường Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh/khu tự trị ở biên giới như Quảng Tây, Vân Nam đang tăng lượng nhập khẩu trái cây Việt Nam qua nhiều kênh.

Được biết, Quảng Tây đã phối hợp với phía Việt Nam cùng xây dựng đường ưu tiên xuất nhập khẩu, dẫn đầu thực thi Hệ thống “Hai quốc gia, một trạm kiểm soát” tại cửa khẩu Hữu nghị quan Trung - Việt trong việc thương mại buôn bán các hàng trái cây như táo, quýt Trung Quốc, cũng như dưa hấu, thanh long Việt Nam.

Trung Quốc và Việt Nam là đối tác tốt hợp tác cùng thắng, có lợi cho thúc đẩy xây dựng đất nước của mỗi bên. Tôi mong sau này trên bàn ăn của người dân Trung Quốc sẽ ngày càng phong phú các loại trái cây Việt Nam tươi ngon và dinh dưỡng! Mong tương lai hợp tác giữa hai nước Trung - Việt phát triển rực rỡ như sắc đỏ của quả thanh long, loại trái cây mà tôi rất thích!

Trên đây là trích đoạn viết của Sảnh Hoa nhan đề:

Nhẹ nhàng 'click' chuột, các loại trái cây Việt Nam thơm ngon đến tận nhà

Vừa đăng trên trang của Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Hộp thư thính giả kỳ này xin khép lại tại đây ....

Close
Messenger Pinterest LinkedIn