Khổng Tử ---Người sáng lập học phái Nho gia
Sảnh Hoa rất vui lại đến thời khắc gặp gỡ quý thính giả và độc giả mạng vào Hộp thư thính giả phát đều đặn buổi tối thứ Hai hằng tuần trên sóng và trên mạng Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc.
Các bạn thân mến, hai nước Trung-Việt chúng ta núi sông liền một dải, có nhiều nét tương thông, văn hóa tương đồng. Nhiều nhà hiền triết cổ đại nổi tiếng Trung Quốc như Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Mặc Tử, v.v.. đã có sự ảnh hưởng quan trọng đến tư tưởng, văn hóa, triết học v.v.. của nhiều nước Đông Á cho đến tận ngày nay, trong đó có Việt Nam. Kể từ kỳ Hộp thư thính giả này và cả trong thời gian tới, Sảnh Hoa sẽ giới thiệu với các bạn một số nhà hiền triết nổi tiếng nói trên của Trung Quốc để các bạn tìm hiểu.
Trong Hộp thư đêm nay, trước hết Sảnh Hoa xin giới thiệu với các bạn về:
Khổng Tử ---Người sáng lập học phái Nho gia
Khổng Tử (551—479 trước công nguyên). Khổng Tử là nhà tư tưởng, nhà chính trị và là người sáng lập học phái Nho gia vào cuối thời Xuân thu Trung Quốc. Khổng Tử tên Khưu, tự Trọng Ni, là người nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông miền đông Trung Quốc). Khổng Tử xuất thân trong một giòng họ quý tộc, cha mất vào năm ông mới lên ba, do gia đình còn được hưởng địa vị quý tộc, tuy đời sống của hai mẹ con Khổng Tử phải tằn tiện nhưng vẫn được đảm bảo.
Năm 20 tuổi, Khổng Tử nhậm một chức quan nhỏ ở nước Lỗ, phụ trách quản lý kho lương thực, về sau lại chuyển sang đảm nhiệm cai quản đồng cỏ. Khổng Tử rất khiêm tốn hiếu học, trong quá trình học tập không có giáo viên giảng dạy cố định, tương tuyền ông từng đi học về “Lễ” ở Lão Tử, học “Nhạc ” theo Trành Hồng, tập gẩy đàn theo Sư Tương. Năm 30 tuổi, Khổng Tử đã là một người học thức uyên bác và lắm tài, trở thành một học giả có tiếng tăm ở địa phương, và ông bắt đầu bắt tay vào việc mở trường dạy tư thục để truyền bá kiến thức cho học sinh.
Năm Khổng Tử 35 tuổi, vì trong nước Lỗ loạn lạc, ông liền đến nước Tề. Để được gần gũi với Tề Cảnh Công, ông đến làm gia thần cho Cao Chiêu Tử một quý tộc của nước Tề. Năm sau, Tề Cảnh Công triệu gặp Khổng Tử và tư vấn ông về công việc chính trị, Khổng Tử thưa rằng: “Làm quân phải ra quân, làm thần phải ra thần, làm cha phải ra cha, làm con phải ra con.” Tề Cảnh Công rất lấy làm tán thưởng, liền dự tính sử dụng Khổng Tử, nhưng vì tể tướng cản trở cho nên đành thôi. Về sau, Khổng Tử trở về nước Lỗ, tiếp tục nghiên cứu học vấn và đào tạo học sinh.
Năm 51 tuổi, Khổng Tử đảm nhiệm một chức quan của địa phương, do ông lãnh đạo tài tình, cho nên năm 52 tuổi, ông được nâng thành chức đại tư khấu nước Lỗ. Năm 500 trước công nguyên, nước Tề đưa quân xâm lược nước Lỗ, Khổng Tử đã khiển trách Tề Cảnh Công một cách rất lễ phép, vừa giữ được quốc cách, lại khiến nước Tề buộc phải nhận lời hoà hảo với nước Lỗ. Về sau do chính kiến bất đồng, lại thêm quốc quân nước Lỗ sa đọa dâm đãng, Khổng Tử hết sức thất vọng, liền bỏ chức quan, mang theo các đệ tử rời khỏi nước Lỗ đi chu du thiên hạ, đi tìm kiếm cơ hội để trưng diễn tài năng của mình, sau khi về già, Khổng Tử mới lại trở về nước Lỗ, ông lập trung tinh thần và sức lực vào việc giáo dục và chỉnh lý các văn hiến. Cả đời Khổng Tử có tới hơn 3000 học sinh, trong đó có 72 vị là nổi tiếng nhất.
Vào những năm cuối đời, Khổng Tử đã biên soạn các bộ sách cổ điển là “Thi”, “Thư”, “Lễ”, “Nhạc”, ngoài ra còn căn cứ theo tài liệu lịch sử nước Lỗ biên soạn bộ sách “Xuân thu”, việc này đã đóng vai trò tích cực cho việc bảo tổn và phát triển nền văn hóa cổ đại. Những ngôn luận và hành động chủ yếu của Khổng Tử, đã được các học trò và học trò tái truyền của Khổng Tử chỉnh lý thành bộ sách “Luận ngữ”, trở thành bộ kinh điển của trường phái Nho học cho đời sau.
Hạt nhân tư tưởng của Khổng Tử là “Nhân”, ông rất nghiêm khắc đối với chế độ đẳng cấp là : quân, thần, phụ, tử, yêu cầu giai cấp thống trị nên quan tâm tình hình dân chúng, để làm dịu sự mâu thuẫn giai cấp, phải coi trọng sức mạnh của nhân dân, không nên áp bức và bóc lột dân một cách quá đáng. Ngoài ra, ông chủ trương phải cai trị dân chúng bằng “Đức”, phản đối ách thống trị hà khắc và chém giết bừa bãi. Về sau, học thuyết của ông đã trở thành chính thống của nền văn hóa phong kiến Trung Quốc trong suốt hơn 2000 năm, mang lại sự ảnh hưởng hết sức to lớn đối với thế hệ muôn đời sau.
Khổng Tử còn là Nhà giáo dục lớn. Trong xã hội nô lệ, chỉ có con em quý tộc mới được hưởng quyền tiếp thụ giáo dục. Khổng tử mở trường học tư, mở rộng tuyển sinh, đã phá vỡ sự lũng đoạn giáo dục của quan phủ, mở rộng phạm vi đối tượng giáo dụng. Khổng Tử chủ trương, tiến hành giáo dục khác nhau đối với đặc tính khác nhau của từng học sinh. Những học sinh của ông, sau khi học xong kiến thức phải thường xuyên ôn tập lại, thái độ học tập phải thật thà, phải kết hợp giữa học với suy nghĩ.
Năm 163 trước công nguyên, Hán Vũ Đế độc tôn Nho thuật, tức là chỉ tôn sùng có mỗi học thuật của Nho học, các nhà thống trị sau thời nhà Hán đều lấy kinh điển Nho gia do Khổng Tử sáng lập làm sách giáo khoa pháp định của quốc gia, để giáo dục các thế hệ về sau, việc này đã mở rộng rất nhiều sự ảnh hưởng của Khổng tử. Đến thời Nam Tống, Chu Hy đã đưa biện pháp tu dưỡng Phật giáo và Đạo giáo thâm nhập vào học thuyết của Khổng Tử, từ đó khiến cho Nho học trở thành Nho giáo.
Mấy nghìn năm qua, từ tưởng Khổng Tử trải qua nhiều thăng trầm, hoặc được tôn sùng hoặc bị dèm pha. Song, tư tưởng và học thuyết Khổng Tử, mô thức “Nhân ” học do Khổng Tử sáng lập, đã ngấm sâu vào văn hóa xã hội Trung Quốc cũng như quan niệm tư tưởng của mọi người, và đã bất giác hay tự giác ảnh hưởng một cách ngấm ngầm vào tư duy, tập tục, hành động, tín ngưỡng và tình cảm của mọi người.
Các bạn thân mến, trên đây Sảnh Hoa vừa giới thiệu với quý vị và các bạn về Khổng Tử- Người sáng lập học phái Nho gia. Vào giờ này tuần sau, Sảnh Hoa xin giới thiệu với quý vị một Nhà hiền triết cổ đại khác cũng rất nổi tiếng của Trung Quốc, hoan nghênh quý các bạn đón nghe.
Hộp thư kỳ này xin tạm khép lại tại đây, xin chào và tạm biệt các bạn.