TƯỚNG QUỐC HIỀN TRIẾT CỔ ĐẠI TRUNG QUỐC—ĐỔNG TRỌNG THƯ
Từ Bắc Kinh xa xôi, trước hết Sảnh Hoa xin gửi đến các bạn đang theo dõi chương trình Hộp thư Thính giả trên sóng và trên mạng Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc lời chào thân ái, mong sao nội dung kỳ này sẽ mang lại cho các bạn những phút giây gần gũi và ấm áp. Nếu bạn có ý kiến và yêu cầu gì đối với chương trình, hoặc muốn tìm hiểu những gì về Trung Quốc xưa và nay, hoan nghênh bạn viết thư cho Sảnh Hoa theo địa chỉ E-mail- vie@vietnamese.com.cn, hoặc bạn đặt câu hỏi công khai cũng tin nhắn thư riêng cho mục Hộp thư Ngọc Ánh trên tường Facebook, Sảnh Hoa và chị Ngọc Ánh sẽ đáp ứng yêu cầu của bạn qua phát thanh trên sóng hoặc bài đăng trong mục Hộp thư Ngọc Ánh để nhiều bạn khác cùng tìm hiểu.
Các bạn thân mến, kể từ khi tiếp tay chị Ngọc Ánh phụ trách dẫn mục Hộp thư Thính giả đến nay, trong quá trình tra cứu tư liệu để biên soạn chương trình, Sảnh Hoa đã tìm hiểu khá nhiều kiến thức cổ kim đông tây, và chia sẻ với các bạn, hôm nay truy cập mạng, Sảnh Hoa đã lượm lặt một số câu danh ngôn của nhà hiền triết Trung Quốc, sau đây Sảnh Hoa xin chia sẻ cùng các bạn:
--Học cho rộng, hỏi cho kĩ, nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho rõ, làm cho hết sức.
-- Hãy đưa hướng dẫn cho những người tìm kiếm kiến thức sau khi họ đã phát hiện ra sự thiếu hiểu biết của mình.
-- Có kiến thức thì không nghi ngờ, có lòng nhân thì không ưu tư, có dũng cảm thì không sợ hãi.
-- Điều mình không thích thì đừng làm cho người khác. Đối với quê hương, gia đình nên tránh gây thù, chuốc oán.
--- Người quân tử giúp người mà không so đo tính toán, kẻ tiểu nhân so đo tính toán mà không giúp đỡ người. Người quân tử hòa mình chứ không cùng người khác câu kết, móc ngoặc nhưng kẻ tiểu nhân lại câu kết với người khác mà không hòa mình cho dù bề ngoài thì tưởng như hòa mình với mọi người.
Bạn có thích những câu danh ngôn trên đây của nhà Hiền triết cổ đại Trung Quốc không? hoan nghênh bạn tin nhắn cho mục Hộp thư Ngọc Ánh trên Facebook nhé.
Mời các bạn theo dõi tiếp mục Hộp thư Thính giả do Sảnh Hoa thực hiện. Sau đây Sảnh Hoa xin giới thiệu với các bạn Tướng Quốc Hiền triết cổ đại Trung Quốc ---Đổng Trọng Thư.
Vào đầu thời kỳ nhà Tây Hán, do chiến tranh liên miên, tình hình chính trị và kinh tế của đất nước lâm vào tình trạng khốn quẫn. Nhiệm vụ tối quan trọng của thời kỳ này là phải khôi phục chính trị và kinh tế, bởi vậy mà có biện pháp quản lý đất nước của Hoàng Lão, đó là “ hưu dưỡng sinh tức”, có nghĩa là giảm bớt gánh nặng của nhân dân, ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất, khôi phục nguyên khí. Học thuật của Hoàng Lão bao hàm tư tưởng của Luật gia, đã phát huy vai trò tương đối quan trọng vào đầu thời kỳ nhà Hán. Thế nhưng, sau khi quốc lực trở nên cường thịnh, cần phải có một loại vũ khí tư tưởng mạnh mẽ hơn để tăng cường ách thống trị về tư tưởng. Như vậy, Nho học đã đứng lên vũ đài lịch sử và chính trị. Bởi có bối cảnh như vậy, Đổng Trọng Thư cũng bước lên vũ đài lịch sử, trở thành nhà tư tưởng Luân lý, nhà Triết học nổi tiếng thời Tây Hán.
Đổng Trọng Thư (năm 179—104 trước công nguyên), ngay từ nhỏ Trọng Thư đã miệt mài học tập, do khắc khổ nghiên cứu kinh điển Nho gia, suốt ba năm liền Trọng Thư cũng không hề đặt chân bước vào vườn tược của nhà mình, hồi đó mọi người coi Trọng Thư là “Khổng Tử”. Vào thời Hán Cảnh Đế, Đổng Trọng Thư trở thành vị quan tiến sĩ chuyên giảng giải cuốn “Công Dương Xuân Thu”. Đến thời Hán Vũ Đế, quốc lực trở nên lớn mạnh, yêu cầu về thống nhất tư tưởng cũng trở nên cấp bách, năm 134 trước công nguyên, trong bài “Cử hiền lương đối sách” nổi tiếng của mình, Đổng Trọng Thư nêu ra yếu điểm cơ bản trong hệ thống Triết học của mình, đồng thời đề nghị “Bãi bỏ Bách gia, độc tôn Nho thuật”, đề nghị này của ông được Hán Vũ Đế chấp nhận.
Sau đó, Đổng Trọng Thư đảm nhiệm chức Quốc tướng của Dịch vương Giang Đô Lưu Phi trong suốt 10 năm; năm 125 trước công nguyên, ông lại đảm nhiệm chức quốc tướng Giao Tây Vương Lưu Đoan, 4 năm sau ông từ chức trở về quê hương. Từ đó, Đổng Trọng Thư ở nhà viết sách, nhưng vẫn được Hán Vũ Đế tôn trọng, thường xuyên cử người đến bàn bạc công việc với ông hoặc thăm hỏi ông.
Đổng Trọng Thư lấy “Công Dương Xuân Thu ” làm căn cứ, kết hợp quan niệm Thiên đạo về Tôn giáo, thuyết âm dương và thuyết Ngũ Hành từ thời nhà Chu, hấp thu tư tưởng của Luật gia, Đạo gia, Âm dương gia, trở thành Triết học thống trị của quan lại thời nhà Hán, đồng thời ông còn có sự giải đáp tương đối hệ thống đối với hàng loạt vấn đề Triết học, Chính trị, Xã hội và Lịch sử của xã hội bấy giờ.
Học thuyết của “Thiên”, khái niệm Triết học tối cao trong hệ thống Triết học của Đổng Trọng Thư, chủ yếu là chỉ thần linh của trời, là vị Thần có ý trí, có tri giác có thể chi phối vận mệnh của người đời. Đổng Trọng Thư coi đạo đức là do trời phú, khiến nó trở nên huyền bí và luân lý hóa. Trong tác phẩm của mình, Đổng Trọng Thư còn nêu ra quy phạm về đạo đức “Tam cương Ngũ thường”. “Tam cương” là chỉ, “Thần phải lấy Quân làm cương, con phải lấy cha làm cương, vợ phải lấy chồng làm cương”, yêu cầu những ai làm thần, làm con, làm vợ phải tuyệt đối phục tùng quân, cha và chồng. “Ngũ Thường” là chỉ giáo điều đạo đức Phong kiến đó là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí và Tín. Lý luận Quân quyền Thần thụ và tư tưởng “Tam Cương Ngũ Thường” của Đổng Trọng Thư có sự ảnh hưởng hết sức to lớn trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, nó khiến cho đầu óc của nhân dân Trung Quốc bị cấm cố lâu dài dưới nền chính trị Thần quyền và Luân lý Phong kiến. Nhưng nói chung thì, tư tưởng của ông cơ bản phù hợp với nhu cầu của thời đại phong kiến, có vai trò nhất định trong việc xúc tiến sự phát triển xã hội hồi bấy giờ.
Thời đại mà Đổng Trọng Thư sinh sống, đất đai bị sát nhập ngày một nghiêm trọng, mâu thuẫn xã hội ngày một gay gắt. Bọn quan lại, quý tộc, vương hầu vin vào đặc quyền phong kiến của mình , tiến hành cướp đoạt quy mô đất đai, hành vi vi phạm pháp luật và vượt quyền hết sức nghiêm trọng. Nhằm vào tình trạng như vậy, Đổng Trọng Thư chủ trương, giảm bớt sự bóc lột và áp bức đối với nông dân, khiến đất đai và sức lao động có sự kết hợp tương đối ổn định với nhau, nhằm làm dịu mâu thuẫu giai cấp, xúc tiến sự phát triển sản xuất của xã hội, những đề nghị và chủ trương của ông mang ý nghĩa tiến bộ của thời bấy giờ.
Sau Đổng Trọng Thư, Nho học bắt đầu dần dần trở thành hình thái ý thức Triết học của các quan lại, qua sự thúc đẩy chế độ xã hội bằng giáo dục, và bầu cử, thâm nhập vào các tầng lớp trong đời sống xã hội, dần dần mở ra nền thống trị tư tưởng trong suốt hơn 2000 năm của Trung Quốc.