Đi lên cuộc sống khá giả trong tiếng hát: Thôn làng hạnh phúc thu hút “khách” về
Cuối hạ đầu thu, những trái nho thơm ngon tại cơ sở nhà kính trồng nho ở thôn Ngưu Định Hào, thị trấn Trung Kê, thành phố Thần Mộc, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đã chín và được đưa vào thị trường. Bước vào nhà kính trồng nho, mọi người có thể cảm nhận thấy mùi vị hương thơm của quả nho, những cành nho trĩu quả, ngon ngọt đang vắt vẻo trên giàn. Nông dân ngành nghề kiểu mới Lưu Trung đang tỉa cành cắt lá cho những cây nho, để tạo ra những quả to hơn và ngọt hơn. Những năm gần đây, dưới sự dốc sức ủng hộ của thành ủy và chính quyền thành phố Thần Mộc, những nhân tài có kiến thức, biết kinh doanh như lao động làm việc ở bên ngoài, sinh viên tốt nghiệp, nhà doanh nghiệp nông dân, v.v. đều trở về nông thôn, đang hội tụ thành sức mạnh quan trọng trong thúc đẩy chấn hưng thôn làng và quyết tâm hoàn thành thắng lợi xây dựng xã hội khá giả toàn diện.
Anh lưu Trung cho biết, “Trước năm 2015, tôi từng kinh doanh một cửa hàng ngũ kim tại thị trấn Trung Kê, với các chính sách ủng hộ nông thôn và nông dân không ngừng tăng cường độ, tôi quyết định về quê nhà lập nghiệp.” Lưu Trung trở về quê hương thôn Ngưu Định Hào của mình, dọn dẹp đất đai khoảng 13,3 héc-ta, bắt đầu trồng nho theo sự tư vấn của nhân viên công tác tại trung tâm kỹ thuật nông nghiệp của thành phố. Năm 2015, anh Lưu Trung khởi công xây dựng, năm 2017, vườn nho của anh bắt đầu có quả, hiện đã bước vào mùa sinh trưởng, phát triển nhanh chóng. Hiện nay, cơ sở trồng nho của Lưu Trung tổng cộng đã trồng 7200 cây, năm 2019, cơ sở của anh đã sản xuất khoảng 36 nghìn kg nho, doanh thu hàng năm đạt 500 nghìn tệ.
Ngoài những người lao động làm việc ở bên ngoài trở về quê lập nghiệp ra, sinh viên cũng trở thành “sức mạnh mới” thúc đẩy thôn làng hướng tới cuộc sống khá giả. Tại cơ sở trồng kỷ tử đen rộng 66,66 héc-ta của Công ty Phát triển tổng hợp nông nghiệp Đức Nguyên ở thị trấn Cẩm Giới có một vài nông dân đang hái kỷ tử đen. Anh Tư Hạo là người phụ trách cơ sở trồng kỷ tử đen này, anh sinh năm 1990, đi học đại học tại Ma-lai-xi-a, sau đó tốt nghiệp thạc sĩ tại trường Đại học Greenwich, Anh, 7 năm du học ở nước ngoài đã khiến anh mở rộng tầm mắt. Sau khi tốt nghiệp, dưới sự ủng hộ to lớn của bố mẹ, anh lựa chọn về quê lập nghiệp.
Hiện nay, cơ sở trồng kỷ tử đen của anh Tư Hạo đã thu hút 30-40 nông dân đến làm việc. Nông dân Điền Hoài Anh, 61 tuổi đang cắt cỏ tại cơ sở kỷ tử đen cho biết, “Có rất nhiều người trong làng chúng tôi đến đây làm việc, hàng năm có thể kiếm được hơn 10 nghìn tệ, làm việc tại đây, khi rảnh rỗi còn có thể về nhà làm ruộng, chăm sóc người nhà, có thể cùng lúc vừa kiếm tiền vừa chăm sóc gia đình.”
Những năm gần đây, còn có một số nhà doanh nghiệp nông dân về quê lập nghiệp, xây dựng quê hương, họ đã thành lập nhiều dự án khác nhau, dẫn dắt bà con cùng thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Tính đến hiện nay, thành phố Thần Mộc đã xác nhận 900 nông dân với ngành nghề kiểu mới như Lưu Trung và Tư Hạo, v.v, hình thành bố cục với nông dân ngành nghề kiểu mới dẫn đầu, kéo theo quần chúng xung quanh, thu hút thanh niên có bằng cấp học vị cao dấn thân vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn, tiếp thêm động lực vào việc chấn hưng thôn làng và xây dựng xã hội khá giả toàn diện.