Câu chuyện cảm động của ca khúc đi cùng năm tháng
Mồng 1 tháng 10 năm nay là kỷ niệm 69 năm Quốc Khánh TQ. Hằng năm cứ vào dịp chào mừng Quốc Khánh là các cộng đồng tại chức và sinh viên đều được nghỉ bảy ngày từng mồng 1 đến mồng 7 tháng 10, người Trung Quốc gọi đây là “tuần lễ Vàng Quốc Khánh”, thời gian như Tết Nguyên Đán được nghỉ bảy ngày. Mọi người nhân dịp này thường đi thăm bà con bè bạn hoặc đi du lịch, hoặc đâu cũng không đi, ở nhà đọc sách nhâm nhi cà phê hoặc trà thơm nghe âm nhạc, nghe ca hát, hoặc chẳng làm gì cả, chỉ cần thoải mái thư giãn là được. Trong Chương trình Văn nghệ cuối tuần đêm nay, Ngọc Ánh xin mời các bạn thưởng thức hai bài hát Trung Quốc quen thuộc đi cùng năm tháng và câu chuyện đằng sau những bài hát đó.
Ngày 15 tháng 9 năm 1951 “Nhân dân Nhật báo” TQ đã đăng lời bài hát “Ngợi ca Tổ Quốc” như sau:
Bài hát nổi tiếng này đã bày tỏ lời chúc phúc phồn vinh thịnh vượng chân thành của những người con Trung Hoa đối với đất nước, đã đi cùng năm tháng, cho đến nay mọi người vẫn yêu thích và thường xuyên vang lên vào dịp Quốc Khánh hoặc các ngày hội vui khác của đất nước.
Về quá trình sáng tác bài hát này, phải ngược dòng thời gian đến với giây phút khai sinh nước Trung Hoa mới.
Đó là vào đúng mồng 1 tháng 10 năm 1949 cách đây đúng 69 năm, Chủ tịch Mao Trạch Đông đứng trên thành lầu Thiên An Môn tuyên bố trịnh trọng:
“Các đồng bào, hôm nay, Nước Cộng Hoà nhân dân Trung Hoa, Chính phủ nhân dân Trung Ương thành lập rồi”.
Lúc đó, nhạc sĩ Vương Tân cũng có mặt tại buổi lễ khai sinh ra Nước Trung Hoa mới, nước mặt giàn giụa, ông xúc động đến nỗi không biết nên bày tỏ như thế nào. Sau buổi lễ trọng thể đó, nhạc sĩ Vương Tân trở về nhà ở thành phố Thiên Tân, ông liền nói với vợ là bà Vương Huệ Phấn rằng, nhất định phải sáng tác một bài hát ca ngợi Tổ quốc trẻ trung, thế là ông liền bắt đầu vắt óc suy nghĩ, ông quyết định bày tỏ cảm xúc mạnh mẽ và phấn khởi của mình bằng âm nhạc.
Thấm thoắt một năm đã trôi qua, trước Quốc khánh năm 1950, nhạc sĩ Vương Tân liền đi Bắc Kinh mua nhạc cụ, ông lại dảo bước đến Quảng trường Thiên An Môn. Lúc này, trên Quảng trường đã được trang trí cờ hoa để chào mừng kỷ niệm một năm Quốc khánh của Nước Trung Hoa mới. Hoàng hôn màu vàng mùa thu rọi chiếu quảng trường, ngẩng đầu nhìn lên, Cờ đỏ Năm sao đang phấp phới tung bay trên cao trong hoàng hôn rạng rỡ; xung quanh Quảng trường, hoa tươi đủ màu ngập tràn như rừng hoa đua sắc, bầu không phí vui vẻ nhộn nhịp, mọi người trên Quảng trường ai cũng hớn hở. Trước quang cảnh vui nức lòng người này, bỗng chốc trong lòng nhạc sĩ Vương Tân liền trào dâng linh cảm sáng tác, thế là ông liền buột miệng bốn câu ca:
Nhạc sĩ Vương Tân vui nức lòng, ông vừa đi vừa ngâm nga bài hát vang lên trong lòng. Thế là trên đường đáp tàu từ Bắc Kinh về Thiên Tân, ông liền phổ nhạc luôn cho bài này, ông vừa phổ nhạc vừa đánh nhịp, lời ca và nhạc của bài hát như dòng suối trong nguồn trào tuôn ra ngoài, ca từ tiếp theo như sau:
Vượt lên núi cao
Vượt qua đồng bằng
Thế là lời và nhạc đoạn một bài hát “Ngợi ca Tổ Quốc” của nhạc Vương Tân được hoàn thành ngay trên chuyến tàu Bắc Kinh-Thiên Tân.
Bất giác, đoàn tàu đã đến ga Thiên Tân vào lúc hai giờ rạng sáng, nhạc sĩ Vương Tân liền đi một mạch về nhà, ông gọi vợ là bà Vương Huệ Phấn dậy ngay, để nghe ông vừa đánh đàn piano vừa hát bài mình vừa sáng tác. Bà Vương Huệ Phấn nghe chồng đàn hát xong liền vỗ tay khen hay, được sự cổ vũ của vợ, Nhạc sĩ Vương Tân liền thức thâu đêm, sáng tác đoạn hai và đoạn ba của bài hát này, rồi lại sửa đi sửa lại từng câu từng chữ và từng nốt nhạc của bài hát. Bài hát “Ngợi ca Tổ Quốc” do nhạc sĩ Vương Tân sáng tác, đã hoàn thành trong bối cảnh như vậy.
Cận Khải Hoa lúc bấy giờ mới 14 tuổi đánh đàn piano và giọng nam cao Vương Nguỵ 19 tuổi là hai học sinh trình bày bài hát “Ngợi ca Tổ Quốc” đầu tiên ngay tại trường trung học phổ thông Diệu Hoa Thiên Tân, không bao lâu, bài hát này được truyền sang Đại học Thiên Tân, rồi lại truyền đến đại học Nam Khai. Dần dần, bài hát “Ngợi ca Tổ Quốc” làm nức lòng người này từ Thiên Tân truyền đến Bắc Kinh.
Vào trước dịp Quốc Khánh năm 1951, nhạc sĩ Vương Tân nhận được điện thoại từ Bắc Kinh gọi đến, Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Trung Quốc ông Tôn Thận Tuần hỏi ông: “Bài hát ‘Ngợi ca Tổ Quốc’ do ai sáng tác?” Nhạc sĩ Vương Tân liền cười qua điện thoại trả lời: “Tác giả bài hát này là tôi.”
Tháng 9, “Nhân dân Nhật báo”, tạp chí “Văn học Nhân dân” liền đăng lời bài hát “Ngợi ca Tổ Quốc”, không bao lâu Đài Phát thanh Nhân dân Trung ương Trung Quốc phát thanh bản hợp xướng “Ngợi ca Tổ Quốc” trên làn sóng điện, từ đó bài hát này liền lan tỏa ra khắp cả nước.
Tại Hội nghị Chính Hiệp toàn quốc họp tháng 10 năm 1951, khi tiếp nhạc sĩ Vương Tân, nhắc đến bài hát “Ngợi ca Tổ Quốc” Chủ tịch Mao Trạch Đông đánh giá rằng: “Đây là bài hát rất hay.” Rồi Người tặng nhạc sĩ Vương Tân cuốn sách “Tuyển tập Mao Trạch Đông” có chữ ký của Người. Nhạc sĩ Vương Tân đã cất giữ cuốn sách này rất cẩn thận, cho mãi đến tháng 10 năm 2007, nhạc sĩ qua đời.
Vượt núi cao, vượt đồng bằng
Vượt qua Hoàng Hà Trường Giang cuồn cuộn chảy
Trên mảnh đất bao la tươi đẹp
Là quê hương thân yêu của chúng ta
Nhân dân anh hùng đã vùng lên
Chúng ta đoàn kết rắn như sắt thép
Cờ đỏ Năm sao phấp phới tung bay
Bài ca thắng lợi vang vọng biết bao
Ngợi ca Tổ Quốc thân yêu chúng ta
Từ nay đi lên Phồn vinh thịnh vượng
chúng ta cần cù, chúng ta dũng cảm
Lý tưởng chúng ta là độc lập tự do
chúng ta chiến thắng muôn vàn gian khổ
Mới có được ngày giải phóng hôm nay
chúng ta yêu hòa bình, chúng ta yêu quê hương
Ai dám đến xâm phạm chúng ta sẽ cho chúng diệt vong
Mặt trời phương Đông đang mọc lên
Nhân dân nước Cộng hòa đang trưởng thành
Lãnh tụ Mao Trạch Đông của chúng ta
Dẫn dắt chúng ta tiến lên phía trước
Cuộc sống của chúng ta đi lên hằng ngày
Tương lai của chúng ta muôn ánh hào quang
Vào đúng 8 giờ tối ngày 8 tháng 8 năm 2008, bài hát “Ngợi ca Tổ Quốc” đã vang vọng trên không trung buổi lễ khai mạc Đại hội Thể thao Olympic tại Bắc Kinh, tiếng hái ca khúc này đã truyền ra thế giới, cả thế giới chứng kiện đất nước Trung Quốc đang đi lên cong đường phồn vinh thịnh vượng, để thế giới lắng nghe tiếng lòng của nhân dân các dân tộc Trung Hoa đang không ngừng phấn đấu không mệt mỏi cho Tổ Quốc càng thêm tươi đẹp. Tối 30 tháng 6 năm 2017, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc Tập Cận Bình đã xem Đêm Liên hoan Văn nghệ “Kết nối trái tim-Mở ra tương lai” chào mừng kỷ niệm 20 năm Hồng công trở về với Tổ Quốc. Đến màn kết của đêm liên hoan, Chủ tịch Tập Cận Bình đã lên sân khấu bắt tay các diễn fiên, rồi cùng tất cả các khán giả đồng ca hát bài “Ngợi ca Tổ Quốc”, chúc đất nước Trung Hoa vĩ đại phồn vinh thịnh vượng, chúc Hồng Công ngày mai càng thêm tươi đẹp.
Sau khi nghe xong câu chuyện đằng sau của bài hát “Ngợi ca Tổ quốc” nổi tiếng, Ngọc Ánh xin kể tiếp với các bạn câu chuyện đằng sau bài hát “Tổ Quốc Tôi” cũng rất nổi tiếng và đã đi sâu vào lòng người, đi cùng thời gian.
Tin rằng nhiều bạn thính giả đứng tuổi Việt Nam từng xem qua bộ phim truyện Trung Quốc “Thượng Cam Lĩnh” được xây dựng vào năm 1956, đây là bộ phim truyện mang đề tài Trung Quốc giúp Triều Tiên chống Mỹ cứu nước.
Trong quá trình xây dựng bộ phim truyện “Thượng Cam Lĩnh”, đạo diễn nổi tiếng Sa Mông tìm đến bạn thân của mình là nhạc sĩ Lưu Tích, mời ông sáng tác bài hát chủ đề cho bộ phim truyện này. Nhạc sĩ Lưu Tích liền giới thiệu đạo diễn Sa Mông cho nhà sáng tác ca từ Kiều Vũ, nhờ sáng tác ca từ cho bài hát chủ đề của bộ phim “Thượng Cam Lĩnh”.
Lúc bấy giờ ông Kiều Vũ đang đi thực tế tại vùng sâu vùng xa tỉnh Giang Tây và tỉnh Phúc Kiến để thu thập tư liệu âm nhạc và phỏng vấn các nhân vật cho việc sáng tác của mình. Sau khi nhận được nhiều bức điện báo của bạn thân Sa Mông giục mình về sáng tác ca từ cho bài hát trong bộ phim “Thượng Cam Lĩnh”, mặc dù ông đã từ chối nhiều lần vì công việc đang dở dang, nhưng sau rồi ông nhận được bức điện báo dài những mấy trang của ông Sa Mông, hồi đó mỗi tờ điện báo thông thường chỉ vài chữ, ông cảm thấy đây thể nào cũng là việc hệ trọng, thế là ông liền từ miền nam đáp chuyến tàu đêm xuất phát đi ngay thành phố Trường Xuân tỉnh Cát Lâm miền Đông Bắc TQ. Vừa gặp nhau, ông Sa Mông liền giới thiệu tình hình với ông Kiều Vũ rằng: Đề chờ bài hát chủ đề này mà e kip của đoàn làm phim đã phải ngừng máy quay suốt mấy ngày nay rồi, mỗi ngày bị tổn thất hơn hai ngàn Nhân dân tệ. Ông Sa Mông nói vậy với mục đích giục ông Kiều Vũ sáng tác ngay ca từ cho bài hát chủ đề của bộ phim “Thượng Cam Lĩnh”.
Ông Kiều Vũ hỏi: Cậu cho rằng bài hát này nên phối ca từ như thế nào?
Ông Sa Mông trả lời: Cậu muốn viết thế nào thì viết, làm sao cho dù bộ phim này không công chiếu nữa, nhưng bài hát của bộ phim vẫn được mọi người yêu thích.
Thời gian quá gấp, thế là ông Kiều Vũ liền yêu cầu cho xem những thước phim mẫu, ông cứ khóa mình trong căn phòng trên ngôi lần màu trắng của Xưởng phim truyện Trường Xuân, một mình xem đi xem lại suốt cả ngày những thước phim mẫu.
Nhà viết ca từ Kiều Vũ liền nhớ lại những từng trải của mình trong ba năm chiến tranh trên núi Thái Hành. Đó là những tháng năm sống dưới các làn pháo đạn, hết sức gian khổ nhưng cũng có những tiếng cười lạc quan. Ông muốn thể hiện tinh thần bình tĩnh, lạc quan và ung dung của các chiến sĩ trước cuộc chiến tranh tàn khốc bằng chính bài hát mà mình sẽ sáng tác; ông muốn nói cho mọi người biết rằng, các chiến sĩ đã giành được thắng lợi trong cuộc chiến này không chỉ dựa vào ý chí dũng cảm không sợ đổ máu hy sinh, mà còn có tinh thần lạc quan; ông muốn tìm kiếm một góc độ mới cho bài hát này, bài chủ đề của bộ phim truyện “Thượng Cam Lĩnh” phải là bài hát vừa phản ánh thời kỳ chiến tranh gian khổ, càng phải thể hiện khung cảnh hòa bình sau chiến tranh, phong cảnh trở lại đẹp như bức tranh họa đồ sau khói lửa đạn pháo mịt mù...
Trong thời gian sáng tác lời bài hát này, thành phố Trường Xuân mưa to. Sau cơn mưa thì trời lại sáng, ông Kiều Vũ ra ngoài phố dạo quanh để tìm kiếm linh cảm, bỗng có vài giọt mưa rơi xuống mặt ông, trong đầu óc ông liền hiện lên một bức tranh với khung cảnh: Một dòng sông dài rộng chảy lững lờ, nước sông trong xanh, bầu trời xanh lam, những cánh buồm trắng đang bồng bềnh trôi trên mặt sông dài đến tận chân trời, đây chính là khung cảnh trong con mắt ông Kiều Vũ khi ông qua phà trên dòng sông Trường Giang đoạn chảy trên địa phận tỉnh Giang Tây, là người sống tại khu vực miền Bắc Trung Quốc, lúc đó lần đầu tiên thấy cảnh nước sông Trường Giang, cảnh đẹp hữu tình trên dòng sông bến nước miền Nam đã in sâu vào trong tâm trí ông, thế là ông liền trở về phòng, nhấc bút lên miêu tả ngay câu đầu tiên của bài hát:
Một dòng sông lớn sóng nước rộng...
Sau khi sáng tác lời bài hát xong, ông liền đưa cho ông Sa Mộng đọc. Ông Sa Mông trầm ngâm hơn nửa tiếng đồng hồ, rồi thốt ra ba chữ: “Thế là được.” Ông Kiều Vũ nghĩ bụng, thế là được rồi à, sao mà dễ thông qua thế? Mà cũng không đưa ra để mọi người thảo luận à?
Thế rồi đến ngày hôm sau, ông Sa Mộng cầm bản nháp lời bài hát đến tìm ông Kiều Vũ, rồi hỏi: Có phải cậu miêu tả dòng sông Trường Giang không? Ông Kiều Vũ trả lời. Đúng vậy. Ông Sa Mộng liền hỏi vặn ngay: Đã là sông Trường Giang, vậy thì vì sao cậu không viết luôn là “Trường Giang vạn rặm sóng nước rộng?” Như vậy có thể càng khí thế hơn không?
Ông Kiều Vũ nghe vậy liền trả lời anh bạn mình rằng: Trong cõi lòng của bất cứ ai cũng có một dòng sông của quê hương, bất kể về sau đi đến tận đâu? Mỗi khi nghĩ đến dòng sông quê hương liền hiện ngay trước mặt. Ông Sa Mộng nghe vậy, ngẫm nghĩ một lát xong lại thốt ra ba chữ “Thế là được”, rồi ông cầm bản thảo đi luôn.
Một dòng sông lớn sóng nước rộng
Gió thổi hương lúa thơm đôi bờ
Nhà tôi ở ngay bên bờ sông
Nghe quen tiếng kèn người lái tuyền
Ngắm quen cánh buồm trắng trên thuyền
Cô gái xinh đẹp như hoa nở
Anh chàng có tấm lòng rộng mở
Đã gọi thức núi cao đang ngủ
Để mở mang đất trời mới mẻ
Để dòng sông thay hình đổi vẻ
Đây Tổ quốc tôi bao tươi đẹp
Đây là nơi sinh thành ra tôi
Đây mảnh đất bao la rộng lớn
Đâu đâu cũng ngập tràn ánh nắng
Non đẹp nước đẹp nơi tươi đẹp
Những con đường lớn rộng thênh thang
Bạn hiền đến mời uống rượu ngon
Nếu như lang sói mà đến đây
Sẽ có súng săn chờ đón chúng
Đây là Tổ Quốc tôi anh hùng
Đây là nơi sinh thành của tôi
Trên mảnh đất rộng cổ xưa này
Đâu cũng là sức mạnh tuổi xuân
Sau khi quyết định sử dụng lời bài hát “Tổ Quốc của tôi”, ông Sa Mộng liền mang lời bài hát này cho nhạc sĩ Lưu Tích phổ nhạc. Tình thơ ý họa của lời bài hát này như đưa ông đến với phong cảnh bức tranh mới mẻ. Vậy làm thế nào để nhân dân cả nước đều yêu thích bài hát này nhỉ? Thế là nhạc sĩ Lưu Tích liền chọn lọc mười bài hát được sáng tác từ năm 1949 đến năm 1955 qua điều tra được mọi người yêu thích nhất. Rồi ông đóng cửa lại nhốt mình trong phòng suốt một tuần, ông cứ hát đi hát lại nhiều lần mười bài hát này, hát mệt rồi ông lại thổi nhạc sáo mười bài này, ông làm vậy đề phân tích từng nốt nhạc từng nhịp điệu từng giai điệu của mỗi bài hát.
Để tránh bị quấy nhiễu, trong thời gian đó ông khóa trái cửa lại không tiếp bất cứ ạ, ông cũng không ra ngoài ăn cơm mà nhờ nhân viên mang cơm đến tận phòng, thậm chí ông viết luôn bốn chữ “Lưu Tích đã chết” lên tờ giấy rồi dán bên ngoài cánh cửa. Cứ như vậy cho mãi cho đến khi phổ xong nhạc cho bài hát này. Ai nghe rồi cũng khen hay, ông mới chịu thôi.
Sau đó, đạo diễn Sa Mộng lại đi mời ca sĩ dân ca nổi tiếng Trung Quốc Quách Lan Anh trình bày bài hát này, đến ghi âm tại Đài Phát thanh Nhân dân Trung Ương. Ngày hôm sau, bài hát “Tổ Quốc của tôi” liền phát trên sóng vang vọng trên không trung khắp mọi miền đất nước Trung Quốc. Từ đó “Một dòng sông lớn” đã trở thành bài hát kinh điển truyền từ người này đến người khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác, bất kể ai đang ở đâu, cũng có một dòng sông lớn chảy qua cõi lòng mình, những câu chuyện trên dòng sông đã gắn liền với cuộc sống của mình, gửi gắm niềm vui nỗi nhớ. Hễ nghĩ đến dòng sông, liền nhớ ngay người thân và quê hương, nhớ về mẹ hiền Tổ quốc thân yêu..