Tiếng Việt Nam

Các mặt bằng lớn bắt đầu mô hình tự cứu chương trình văn nghệ, “chương trình văn nghệ đám mây” sẽ đi về hướng nào?

cri2021-06-04 14:58:41

Tình hình dịch COVID-19 đã tác động bất khả kháng đối với các chương trình văn nghệ, kho lưu trữ chương trình văn nghệ các loại cũng rơi vào cảnh thiếu thốn. Đứng trước nhu cầu đón xem ngày càng gia tăng của khán giả ở nhà, các chương trình văn nghệ truyền thống Trung Quốc như: “Ca sĩ: Trong những năm đỉnh cao”, “Lồng tiếng 3” của Đài Truyền hình Hồ Nam, “Hẹn hò mới Trung Quốc” của Đài Truyền hinh Đông Phương, “Tôi là ngôi sao lớn” của Đài Truyền hình Sơn Đông, “Thấy chữ như gặp mặt” của Trang mạng Video Tencent v.v lần lượt triển khai mô hình dàn dựng đám mây, để bảo đảm chương trình có thể phát sóng bình thường. Là sự bổ sung của chương trình bình thường, các chương trình mới như: “Chúng ta cùng ở nhà” của Đài Truyền hình Chiết Giang, “Thời khắc tốt lành ở nhà của tôi” của Trang mạng Video Tencent, “Nghe bài hát theo yêu cầu ở nhà” của Iqiyi, “Tập thể dục đúng cách” của Youku v.v cũng lần lượt ra mắt trên “đám mây”.

Trong bối cảnh toàn dân ở nhà, “chương trình văn nghệ đám mây” phá vỡ hạn chế ghi hình, rút ngắn chu kỳ dàn dựng, là giải pháp tối ưu dàn dựng chương trình trong thời kỳ đặc biệt. Thế nhưng, sau khi trải qua dịch COVID-19, dàn dựng đám mây có xảy ra chủng loại mới tràn đầy sức sống hay không? “Chương trình văn nghệ đám mây” đang tràn lan sẽ mang đến những khơi dậy gì cho phát triển sau này?

Đây là lần thử nghiệm phá vỡ thường lệ. “Chương trình văn nghệ đám mây” hiện nay thường có hai loại. Một loại là phiên bản đặc biệt của chương trình văn nghệ truyền thống, là cách làm trong tình hình không có trường quay, do khách mời của chương trình tự ghi hình và chuyển cho ê-kíp chương trình dàn dựng sau; Loại khác giống như trực tiếp trên mạng in-tơ-nét, bất kể là ngôi sao thể hiện các tài năng, hay trò chuyện với bạn bè, đều mang lại cho khán giả cảm giác thân thiện và ở cùng bên nhau.

Bất kể áp dụng phương thức nào, “nhanh gọn” là điểm chung của “chương trình văn nghệ đám mây” đợt này. Từ quyết định đưa ra chương trình đến kỳ đầu tiên ra mắt khán giả, chương trình “Bạn đang làm gì đấy” đến từ ê-kíp chương trình “Happy Camp” dàn dựng trong thời gian 5 ngày, chương trình “Thời gian đám mây ngày ngày” đến từ ê-kíp chương trình “Ngày ngày tiến lên” dàn dựng trong thời gian 4 ngày, chương trình “Bữa cơm ngon” thậm chí chỉ mất 48 tiếng đồng hồ để hoàn thành.

“Khai thác đề tài tại chỗ” cũng là đặc sắc phổ biến của dàn dựng đám mây. Chương trình “Thấy chữ như gặp mặt” trong thời gian ngắn ngủi đã thu thập được các bức thư trong thời kỳ toàn dân phòng chống dịch COVID-19, những dòng chữ thể hiện trong chương trình đã tiếp sức cho mọi người, làm mọi người cảm thấy ấm lòng. Chương trình “Lồng tiếng 3” gửi giấy mời trên mạng in-tơ-nét với diện rộng, những điều cần biết trong thời gian phòng chống dịch bệnh, cảnh phòng chống dịch bệnh trên tuyến đầu trở thành đã trở thành đề tài sáng tác mà các giọng nói vàng lựa chọn cùng lúc. Một loạt chương trình với “chủ đề ở nhà” đã giao nội dung sáng tác cho bản thân khách mời, khai thác góc nhìn mới mẻ khác với trước đây như: cuộc sống thường ngày ở nhà, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống của các khách mời v.v.

Điều thú vị là, bởi điều khiển chương trình khác với bình thường như trò chuyện video trực tuyến, ghi hình ở nhà v.v, một số chương trình xuất hiện niềm vui bất ngờ khi thoát khỏi “kịch bản”. Chương trình “Bạn đang làm gì đấy” do người dẫn chương trình ghi hình ở nhà, người nhà bất ngờ xuất hiện trong cảnh quay, hiệu quả thân thiện của người nhà chưa trang điểm đã trở thành một điểm sáng lớn. Tình hình tương tự cũng xuất hiện trong chương trình “Hẹn hò mới Trung Quốc” kỳ mới nhất, “đoàn người làm mối” quy mô lớn được mời ra mắt đám mây, do khách mời nữ tùy ý lựa chọn và trò chuyện video trực tuyến. Trong đó, có một khách mời tình cờ kết nối với một “người làm mối nhỏ” đang ở Vũ Hán, không có gì là lạ, tình hình cuộc sống gần đây do “người làm mối nhỏ” này kể lại đã được khán giả quan tâm rộng khắp, tạo điểm hấp dẫn cho chương trình nằm ngoài kịch bản.

So vói các chương trình văn nghệ trước đây phải đưa ra nhiều phương án, trao đổi kịch bản nhiều lần, còn phải sử dụng các thiết bị lớn như âm thanh và đèn chiếu v.v, các “chương trình văn nghệ đám mây” hiện nay rõ ràng sẽ tiết kiệm và nhanh gọn hơn. Vừa có thể tiếp sức cho chương trình vốn có với giá thành có thể kiểm soát, cũng có thể thu hút quan tâm với cảm giác mới mẻ, hơn nữa còn thu hoạch niềm vui bất ngờ do bám sát thực tế, rời khỏi kịch bản vốn có. Không còn nghi ngờ, hiện tượng mới với giá thành thấp, thân thiện, kịch bản ít, là ý nghĩa tích cực của sự đổi thay cảm hứng bởi sức ép của tình hình dịch bệnh.

“Chương trình văn nghệ đám mây” rất có triển vọng, vậy, đối sách tạm thời này có thể trở thành manh nha của chủng loại chương trình văn nghệ mới hay không?

Ông Lệnh Tùng, Tổng Thư ký Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông thế giới Viện Hàn lâm Trung Quốc, Chuyên gia Nghiên cứu phát triển đổi mới chương trình video cho biết, cho dù dàn dựng đám mây đã thực hiện đổi mới về phương thức tương tác trên nhiều màn hình, nhưng đó chỉ là hành động không thể làm khác của các mặt bằng và cơ quan dàn dựng chương trình, vẫn thuộc phương án giải quyết khác thường hóa, cứ kéo dài như vậy sẽ gây nên cảm giác suy giảm về thẩm mỹ.

Xét về một loạt chương trình văn nghệ với đề tài “ở nhà”, từ các kênh truyền hình đến mặt bằng video, không nằm ngoài phạm vi trò chơi tương tác như: trực tiếp dùng cơm, trò chuyện, gọi nghe bài hát, trổ tài nấu nướng, tập thể dục ở nhà, “Bạn vẽ tôi đoán” v.v. Hạn chế về phương thức giải trí ở nhà, ngoài danh sách khách mời có sắp xếp khác nhau, nội dung của hơn 10 chương trình ngày càng giống nhau. Cùng với cảm giác mới mẻ phai nhạt dần, các “chương trình văn nghệ đám mây” này rất dễ rơi vào cảnh lặp lại bản thân mình.

Đối với các chương trình văn nghệ dựa vào trường quay đặc biệt, hiệu quả nghe nhìn tuyệt vời mà nói, trình độ dàn dựng “đám mây” tất nhiên không thể so sánh. Lấy chương trình “Ca sĩ: Trong những năm đỉnh cao” làm ví dụ, sau khi phát sóng chương trình kỳ mới được dàn dựng đám mây, đánh giá của khán giả khác nhau. Một mặt, 5 ca sĩ thực hiện ghi hình ở 5 nơi khác nhau trong thời kỳ đặc biệt, có 500 khán giả bỏ phiếu trên mạng, đã thể hiện năng lực điều phối mạnh mẽ của ê-kíp chương trình; Mặt khác, là chương trình văn nghệ về cuộc thi âm nhạc, sự vắng mặt của khán giả tại hiện trường có ảnh hưởng tới sự trình diễn của ca sĩ hay không, thiết bị ghi hình khác nhau giữa 5 ca sĩ có ảnh hưởng tính công bằng đối với cuộc thi hay không v.v, đều là những vấn đề nan giải.

Ông Lệnh Tùng cho biết: “Bất kể là chương trình giải trí ngoài trời, chương trình văn nghệ trong trường quay hay là chương trình dựng cảnh, sự tiếp xúc thực tế tạo nên phản ứng tâm lý và không khí hiện trường sẽ nâng cao tính thưởng thức. Trong thời điểm hiện nay, khán giả sẽ bị thu hút bởi tò mò về phương thức ghi hình, nhưng sau khi khôi phục ghi hình ở trường quay bình thường, ghi hình đám mây có thể không còn được chú ý hoặc dừng ở mức độ khái niệm.”

So với “chương trình văn nghệ đám mây” trở thành một phương thức độc lập, trong ngành càng quan tâm sự thịnh hành ngắn ngủi này đã mang lại tư duy giá trị gì. Ví dụ, khách mời trong các chương trình văn nghệ ở nhà nói chuyện tùy tiện nhận được cư dân mạng đồng loạt nhấn “like”, đằng sau là sở thích đón xem chương trình với kịch bản đơn giản thậm chí không kịch bản; Trong bối cảnh toàn dân phòng chống dịch bệnh, hàng loạt nội dung xoay quanh chủ đề phòng chống dịch bệnh nhận được sự hoan nghênh rộng khặp, nói lên nhu cầu mạnh mẽ mà khán giả quan tâm đề tài liên quan đến mình.

Close
Messenger Pinterest LinkedIn