Tiếng Việt Nam

Kể chuyện Tập Cận Bình: Tình như thủ túc

cri2021-06-04 15:53:02

Thành ngữ Trung Quốc “Tình như thủ túc” xuất xứ từ cuốn “Điếu Cổ Chiến Trường Văn” của nhà văn đời Nhà Đường Lý Hoa. Nghĩa là quan hệ như tay với chân, một ngày cũng không rời khỏi được; ví tình hữu nghị nồng thắm, như tình anh em.

Một trăm năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhân dân Trung Quốc vượt gian nan hiểm trở, thay đổi sâu sắc xu thế và bố cục phát triển của thế giới trong khi thay đổi sâu sắc số phận của nhân dân Trung Quốc và dân tộc Trung Hoa. Người Cộng sản Trung Quốc từng yểm trợ và giúp đỡ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam khác.

Tình hữu nghị truyền thống cách mạng giữa Trung Quốc và Việt Nam bắt nguồn từ thời kỳ đầu thành lập hai Đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam. Đầu thập niên 20 thế kỷ 20, Hồ Chí Minh làm quen với các nhà cách mạng Đảng Cộng sản Trung Quốc gồm Chu Ân Lai, Lý Phú Xuân và Diệp Kiếm Anh tại Pa-ri, Pháp. Năm 1925, Hồ Chí Minh cùng các cố vấn Liên Xô đến Quảng Châu hỗ trợ Đại Cách mạng Trung Quốc. Tại Quảng Châu, Hồ Chí Minh có cuộc gặp đầu tiên với các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc như Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ. Tại đây, Hồ Chí Minh đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đào tạo một loạt lãnh đạo cách mạng Việt Nam thời kỳ đầu.

Hồ Chí Minh đã kết nên tình hữu nghị “như thủ túc” với các nhà lãnh đạo tiền bối Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó có Chu Ân Lai. Trong thời gian Hồ Chí Minh bị bắt giữ tại Trung Quốc, chính Chu Ân Lai đã giải cứu Hồ Chí Minh ra tù.

Từ thập niên 20 đến thập niên 40 thế kỷ trước, gánh vác sứ mệnh do Quốc tế Cộng sản giao phó, Hồ Chí Minh từng hai lần đến Trung Quốc. Trong khoảng thời gian này, Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai qua lại chân thành, tình như thủ túc. Năm 1925, nhà Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu sau khi kết hôn ở Quảng Châu là nơi mà Hồ Chí Minh thường hay tới thăm. Đặng Dĩnh Siêu từng đan áo len, may vá quần áo cho Hồ Chí Minh, quan tâm đến việc uống thuốc của Hồ Chí Minh khi đồng chí bị ốm. Năm 1942, Hồ Chí Minh không may bị bắt tại Trung Quốc. Tin Hồ Chí Minh bị bắt truyền đến Phái đoàn Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Trùng Khánh, Chu Ân Lai lòng như lửa đốt, lập tức bắt đầu công tác giải cứu.

Lúc đó, mặc dù là thời kỳ hợp tác giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng Tưởng Giới Thạch vẫn căm thù Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nếu do Phái đoàn Đảng Cộng sản Trung Quốc trực tiếp đứng ra giải cứu, không những không thành công, mà ngược lại sẽ mang lại phiền phức lớn hơn cho Hồ Chí Minh, thậm chí đối mặt với tai họa ngập đầu. Chu Ân Lai có độ nhạy cảm chính trị cao và nghệ thuật đấu tranh cao siêu quyết định áp dụng phương châm “giải cứu đường cong”.

Chu Ân Lai đích thân tìm đến tướng quân Quốc dân Đảng Phùng Ngọc Tường,

“Anh Tường này, liệu có thể nhờ anh giúp giải cứu Hồ Chí Minh được không?”

Phùng Ngọc Tường hoàn toàn ưng thuận.

Phùng Ngọc Tường chất vấn Tưởng Giới Thạch:

“Một là, việc Hồ Chí Minh liệu có phải là người Cộng sản hay không thì tạm thời gác lại, cho dù là phải, thì cũng là Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng ta có cần thiết và có quyền bắt giữ người Cộng sản nước ngoài không? Hai là, Việt Nam ủng hộ chúng ta. Hồ Chí Minh là bạn bè, sao lại trở thành tù nhân? Ba là, cuộc chiến chống Nhật của Trung Quốc liệu có cần sự đồng tình và ủng hộ của cộng đồng quốc tế không”?

Sự chất vấn của Phùng Ngọc Tường khiến Tưởng Giới Thạch buộc phải ra lệnh trả tự do cho Hồ Chí Minh.

Ngày 10/9/1949, tại Nhà tù Chiến khu IV ở Liễu Châu, Trung Quốc, Hồ Chí Minh được trả tự do.

Tháng 11/1956, Thủ tướng Chu Ân Lai có chuyến thăm tới Việt Nam, tại bữa tiệc chiêu đãi, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đồng chí Chu Ân Lai còn là anh em của tôi. Chúng tôi đã từng đồng cam cộng khổ, cùng làm công tác cách mạng. Ba mươi mấy năm qua, Thủ tướng Chu Ân Lai là bạn chiến đấu thân mật của tôi”.

Tình bạn đặc biệt giữa Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai có thể hình dung bằng câu thành ngữ “tình như thủ túc”.

Close
Messenger Pinterest LinkedIn