Tiếng Việt Nam

Sự phát triển của thương mại dịch vụ Trung Quốc – ASEAN liệu có thể trở thành động lực mới thúc đẩy tăng trưởng khu vực?

cri2021-06-04 16:06:41

Hội chợ Thương mại dịch vụ quốc tế Trung Quốc năm 2020 diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc từ ngày 4-9/9.

Sáng ngày 6/9, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch nhập cảnh Ma-lai-xi-a Lương Vĩ Hồng bước vào văn phòng ở ngoại ô thành phố Cu-a-la Lăm-pơ, Ma-lai-xi-a, truy cập website chính thức của Hội chợ Thương mại dịch vụ quốc tế Trung Quốc năm 2020 trên máy tính, chăm chú đón xem trực tiếp Diễn đàn Phát triển thương mại dịch vụ thể thao quốc tế trong khuôn khổ Hội chợ Thương mại dịch vụ quốc tế Trung Quốc năm 2020.

Bà Lương Vĩ Hồng

Tại Hội chợ Thương mại dịch vụ năm nay, bà Lương Vĩ Hồng đã tổ chức nhiều doanh nghiệp thành viên tham dự hội chợ. Bản thân là người phụ trách một công ty du lịch, bà và đồng nghiệp đều theo dõi chặt chẽ các hoạt động của Hội chợ Thương mại dịch vụ, tìm kiếm đối tác hợp tác tiềm năng qua “gian triển lãm trên đám mây”.

Là người làm việc trong ngành du lịch, bà Lương Vĩ Hồng đã đón xem Hội nghị Hợp tác và Phát triển du lịch thế giới, một trong bốn diễn đàn cấp cao của Hội chợ Thương mại dịch vụ năm nay diễn ra vào ngày 5/9, hội nghị đã giới thiệu xu hướng phát triển của một số ngành nghề, mang lại nhiều gợi ý và thu hoạch cho bà và đồng nghiệp của bà. Bà cho biết, hội nghị đã đề cập đến phát triển trong ngành, chia sẻ một số biện pháp và vụ án thành công của rất nhiều nước trong tình hình bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19.

Mặc dù không đến hiện trường tham dự Hội chợ, nhưng bà vẫn có thể cảm nhận quy mô lớn của hội chợ năm nay. “Hội chợ năm nay liên quan rất nhiều ngành dịch vụ. Về dịch vụ du lịch cũng liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như văn hoá..., nội dung hội chợ rất phong phú”.

Theo bà, tham dự hội chợ trực tuyến cũng có cái tốt. Nếu tham dự hội chợ ngoại tuyến, bà có thể còn phải đi lại giữa các gian triển lãm, nhưng tham dự hội chợ trực tuyến thì có thể đón xem nhiều diễn đàn hơn, tìm hiểu nội dung triển lãm khác nhau. Mô hình hội chợ trên đám mây như vậy thực ra có thể là một tham khảo cho tổ chức hội nghị triển lãm và hoạt động thương mại, cũng là một cơ hội kinh doanh.

Bà Lương Vĩ Hồng mở ra một cách thành thạo trang “gian triển lãm trên đám mây” trên website của Hội chợ Thương mại dịch vụ quốc tế Trung Quốc năm 2020, click mục triển lãm “thể thao mùa Đông”. Bà cho biết, mặc dù Ma-lai-xi-a nằm ở vùng nhiệt đới, khó triển khai thể thao mùa Đông trên diện rộng, nhưng đối với bà mà nói, lĩnh vực này cũng có cơ hội làm ăn khá.

Qua quan sát, bà Lương Vĩ Hồng đã xác định được một số đối tượng bàn thảo hợp tác. Ngoài có kế hoạch trao đổi kinh nghiệm ứng phó tác động của dịch bệnh với các đồng nghiệp, bà còn dự định liên hệ với doanh nghiệp trong các ngành liên quan phát triển sau này của ngành du lịch như dữ liệu lớn, tìm hiểu xu thế phát triển các ngành nghề loại hình mới, đặt nền tảng cho hợp tác sau này.

Bà Lương Vĩ Hồng cho biết, đại dịch COVID-19 không ngăn cản được các bên tiếp tục triển khai hợp tác, tìm kiếm phát triển, mọi người cần thảo luận mô hình phát triển mới.

Tại một số nước ASEAN, ngành du lịch hiện đang là một trong những điểm tựa quan trọng thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển. Bà Lương Vĩ Hồng sẽ chào đón nhiều cơ hội làm ăn.

Trung Quốc và ASEAN là đối tác thương mại lớn nhất của nhau, phát triển hợp tác kinh tế có tiềm năng và bền vững rất lớn. Vậy, Hội chợ Thương mại dịch vụ liệu sẽ là động lực mới cho tăng trưởng của khu vực không?

Trong thời gian diễn ra Hội chợ Thương mại dịch vụ quốc tế Trung Quốc năm 2020, các thương gia tham dự hội chợ đến từ Trung Quốc và các nước ASEAN đều đang tích cực thúc đẩy hợp tác thương mại dịch vụ song phương bước lên tầm cao mới.

Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc Đào Việt Anh giữ lạc quan về tiềm năng tăng trưởng của thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ông Đào Việt Anh cho biết, gần 15 năm qua, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, trong gần 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc trung bình đạt khoảng 20%/năm. 8 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đứng thứ ba về vốn đầu tư mới tăng vào Việt Nam trong 106 nước và vùng lãnh thổ. “Tin rằng dưới sự ủng hộ và thúc đẩy của Chính phủ hai nước, doanh nghiệp hai bên hợp táctích cực, hợp tác kinh tế - thương mại và thương mại dịch vụ Việt Nam – Trung Quốc sẽ không ngừng bước lên tầm cao mới”.

Trong thời gian diễn ra Hội chợ, Đại sứ Ma-lai-xi-a tại Trung Quốc Raja Nushirwan cho biết, mặc dù đại dịch mang lại thách thức, nhưng 7 tháng đầu năm nay, thương mại hai chiều Ma-lai-xi-a – Trung Quốc duy trì xu hướng tích cực, lên đến 68,4 tỷ USD, có phần tăng so với cùng kỳ năm 2019. Việc tăng cường hợp tác trong ngành dịch vụ ASEAN – Trung Quốc hiện có ý nghĩa quan trọng: Cần tập trung giảm bớt và cuối cùng loại bỏ các nhân tố gây trở ngại cho đầu tư song phương, tiếp tục hợp tác chặt chẽ, phấn đấu ký Hiệp định Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) trong năm nay.

Theo thống kê của Tổng Cục Hải quan Trung Quốc, 7 tháng đầu năm nay, tổng giá trị thương mại Trung Quốc – ASEAN đạt 2 nghìn 510 tỷ Nhân dân tệ, chiếm 14,6% tổng giá trị ngoại thương Trung Quốc, ASEAN tiếp tục củng cố vị thế đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Đặc biệt, xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và Việt Nam, Ma-lai-xi-a, Thái Lan trong nửa đầu năm nay tăng trưởng bền vững, thúc đẩy thương mại hai chiều tổng thể Trung Quốc – ASEAN tăng 5,7%.

Trong bối cảnh giao lưu kinh tế - thương mại song phương không ngừng sâu sắc và mật thiết, thương mại dịch vụ cũng có tiềm năng tăng trưởng to lớn.

Trước tiên, hai bên có thể tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thương hiệu dịch vụ, năng lực sáng tạo. Đại sứ Ma-lai-xi-a tại Trung Quốc Raja Nushirwan cho rằng, trong lĩnh vực thương mại dịch vụ cần khuyến khích các nước ASEAN trong đó có Ma-lai-xi-a hợp tác chặt chẽ hơn với các cơ quan chính phủ, bộ phận tư nhân và cơ quan nghiên cứu của Trung Quốc, chung tay tăng cường năng lực xây dựng thương hiệu, sáng tạo, thiết kế và chất lượng trong lĩnh vực dịch vụ song phương.

Hai là ngành du lịch. Đơn cử Cam-pu-chia, ngành du lịch Cam-pu-chia chiếm khoảng 40% GDP, ngành du lịch đang là một trong những điểm tựa quan trọng thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển. Tham tán hàm công sứ Đại sứ quán Cam-pu-chia tại Trung Quốc Tea Kong cho biết, ngày 20/7 năm nay, Cam-pu-chia và Trung Quốc đạt được nhận thức chung cuối cùng về Hiệp định Thương mại tự do song phương, hai bên tiếp tục mở cửa thị trường có lợi cho các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ hợp tác và phát triển.

Tham tán kinh tế - thương mại Đại sứ quán Lào tại Trung Quốc cũng cho biết, Chính phủ Lào coi trọng việc phát triển ngành dịch vụ, trong 9 lĩnh vực lớn khuyến khích đầu tư nước ngoài có một nửa liên quan đến ngành dịch vụ, trong đó đứng đầu là ngành du lịch. Lào hoan nghênh các doanh nghiệp Trung Quốc tới Lào khảo sát và tìm kiếm cơ hội làm ăn trong ngành dịch vụ sau khi kết thúc đại dịch.

Ba là dịch vụ công nghệ thông tin. Tham tán Thương mại Đại sứ quán Phi-li-pin tại Trung Quốc cho biết, ngành dịch vụ là trụ cột quan trọng của kinh tế Phi-li-pin, chiếm 60% GDP. Năm 2019, xuất khẩu dịch vụ Phi-li-pin đạt 43 tỷ USD, dự kiến sẽ tăng lên đến 61 tỷ USD trong năm 2022, đặc biệt dịch vụ công nghệ thông tin liên quan công nghiệp 4.0 và dịch vụ 4.0 sẽ không ngừng phát triển. Trong thời gian diễn ra Hội chợ, qua triển lãm trực tuyến, Phi-li-pin đã trưng bày các sản phẩm và công nghệ trong các lĩnh vực dịch vụ khai thác như phần mềm, hoạt hình, game điện tử, điện ảnh, sáng tạo số, xây dựng và công trình, mong có thể thúc đẩy hợp tác ngành dịch vụ Phi-li-pin – Trung Quốc.

Bốn là kinh tế số. Tham tán Thương mại Đại sứ quán In-đô-nê-xi-a tại Trung Quốc cho biết, về mặt kinh tế số, In-đô-nê-xi-a là nước có số công ty khởi nghiệp kỳ lân nhiều nhất Đông Nam Á (một công ty khởi nghiệp tư nhân có giá trị hơn 1 tỉ USD), các công ty Trung Quốc như Ant, Baidu, Tencent…đã đầu tư tại In-đô-nê-xi-a. In-đô-nê-xi-a có một số đông nhân tài kỹ thuật, có 143 triệu người sử dụng dịch vụ In-tơ-nét và 106 triệu người sử dụng mạng xã hội. Đến năm 2025, kinh tế số In-đô-nê-xi-a dự kiến sẽ đạt 130 tỷ USD, In-đô-nê-xi-a và Trung Quốc có tiềm năng hợp tác to lớn trên lĩnh vực dịch vụ, mong có thể tăng cường hợp tác, cùng phát triển.

Bên lề hội chợ đã tổ chức Diễn đàn Hợp tác ngành dịch vụ Trung Quốc – ASEAN. Giám đốc Điều hành Hội đồng Thương mại Trung Quốc – ASEAN, đơn vị tổ chức Diễn đàn Hứa Ninh Ninh cho rằng, Trung Quốc và ASEAN cũng như các nước thành viên khác cần tiếp tục làm rõ mục đích phát triển hợp tác thương mại dịch vụ, coi phát triển hợp tác thương mại dịch vụ là động cơ mới cho tăng trưởng kinh tế khu vực, sự nâng đỡ quan trọng phát triển thương mại hàng hóa, đầu tư song phương và biện pháp quan trọng hợp tác phòng, chống dịch bệnh.

Close
Messenger Pinterest LinkedIn