Hoạn nạn mới thấy chân tình
Cụm từ Trung Quốc “hoạn nạn mới thấy chân tình” xuất xứ từ hồi thứ 10 của cuốn tiểu thuyết bạch thoại “Tuý tỉnh thạch” do Đông Lỗ Cổ Cuồng Sinh thời cuối nhà Minh đầu nhà Thanh sáng tác: “Phố Truân Phu hoạn nạn chi giao, hôm nay huynh thăm anh ấy thay chúng tôi, hôm khác chúng tôi cũng thăm anh ấy thay huynh”. Về sau, trong nhân dân xuất hiện cách nói “hoạn nạn mới thấy chân tình”. Nghĩa là chỉ có cùng trải qua hoạn nạn mới có thể nhận biết bạn tri kỷ.
Tình hữu nghị giữa Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh được kết nên trong hoạn nạn. Hai nhà lãnh đạo thu hút nhau bởi sức mạnh nhân cách, khiến tình hữu nghị bền vững không gì phá nổi.
Chủ tịch Mao Trạch Đông không thích lễ nghi kiểu đón khách, tiễn khách, đặc biệt đối với các đồng chí trong Đảng. Khi các đồng chí lãnh đạo chủ chốt trong Đảng và Quân đội đến báo cáo công tác, Chủ tịch Mao Trạch Đông thường không đứng dậy, tiếp tục phê duyệt văn kiện. Đôi lúc nghe một vài câu mới ra hiệu bằng động tác tay:
“Ngồi đi, ngồi xuống nói chuyện”.
Tuy nhiên, tình hình hoàn toàn khác khi Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam Hồ Chí Minh tới thăm, dù đang ngủ cũng lập tức thức dậy, mặc quần áo chờ đợi sự đến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm là Chủ tịch Mao Trạch Đông sẽ lập tức đứng dậy ra đón.
Chủ tịch Mao Trạch Đông nắm chặt đôi tay Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đôi bàn tay lớn và mạnh mẽ của mình, hết sức nhiệt tình. Sau đó, hai bên hỏi han thân thiết.
Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh khi tiếp xúc luôn rất thân thiết, quan tâm nhau, nói chuyện tự nhiên, thoải mái, không khuôn sáo chút nào, hơn nữa lời nói dí dỏm, một số vấn đề quan trọng thường được giải quyết trong những cuộc nói chuyện thẳng thắn và thoải mái.
Tháng 6/1966, ở Hàng Châu, một hôm, Chủ tịch Mao Trạch Đông phá lệ dậy rất sớm (Chủ tịch Mao Trạch Đông thường làm việc vào ban đêm, ban ngày nghỉ ngơi), chờ gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại cuộc gặp, Chủ tịch Mao Trạch Đông nói với Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng:
“Hôm nay, tôi chỉ ngủ có hai tiếng đồng hồ bởi vì trong lòng có chuyện, muốn gặp anh, Bác Hồ. Tôi tìm hiểu anh mấy giờ ngủ, biết được anh dậy từ lúc 5 giờ sáng, thế là tôi gặp anh vào lúc 7 giờ”.
Lần đó, hai Chủ tịch nói chuyện hồi lâu.
Khi đưa ra quyết định và chính sách chính trị quan trọng liên quan, hai Chủ tịch luôn trao đổi tin tức, thẳng thắn, cảm thông và nhường nhịn nhau.
Chủ tịch Mao Trạch Đông luôn khâm phục tinh thần hiến thân nhằm giành giải phóng dân tộc Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng hết sức quan tâm cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội do Chủ tịch Hồ Chí Minh và đảng Việt Nam lãnh đạo. Một khi Chủ tịch Hồ Chí Minh có yêu cầu gì, miễn là Trung Quốc có thể làm được hoặc có thể thực hiện được qua nỗ lực thì Chủ tịch Mao Trạch Đông luôn dứt khoát đồng ý; Chủ tịch Mao Trạch Đông còn chủ động đề xuất một số điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh không nghĩ đến.
Trong cuộc sống, hai Chủ tịch cũng quan tâm nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh cuối đời sức khoẻ yếu, thế là Chủ tịch Mao Trạch Đông sắp xếp Chủ tịch Hồ Chí Minh đến núi Hoàng Sơn, Tây Hồ của Trung Quốc nghỉ dưỡng, cử bác sĩ hướng dẫn Chủ tịch Hồ Chí Minh tập luyện Thái cực quyền của Trung Quốc; kể cả thuốc lá thương hiệu “Đại Trung Hoa” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh ưa thích thì Chủ tịch Mao Trạch Đông cũng căn dặn cơ quan chức năng cung ứng lâu dài cho Chủ tịch Hồ Chí Mình....
Như vậy, hai nhà chính trị nổi tiếng thế giới này đã duy trì quan hệ thân mật trong hàng chục năm, có thể nói “hoạn nạn mới thấy chân tình, vừa là đồng chí vừa là anh em”.