Kể chuyện Tập Cận Bình: Người Việt Nam Hồng Thủy từng tham gia Vạn lý Trường chinh Trung Quốc
Sau khi thành lập nước Trung Quốc mới, Trung Quốc từng lần lượt trao quân hàm cho các tướng quân từ năm 1955 đến năm 1964, trong đó có tướng quân Việt Nam Hồng Thủy, ông là tướng quân nước ngoài duy nhất lúc đó, hơn nữa mang quốc tịch hai nước và nhận được sự tôn trọng của nhân dân hai nước Trung – Việt.
Hồng Thủy, tên thật là Vũ Nguyên Bác, sinh ngày 1/10/1908 trong một gia đình tư sản ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Năm 15 tuổi, Hồng Thủy thi đỗ Trường Sư phạm Bắc Kỳ Hà Nội. Trong thời gian theo học, đã làm quen với nhà cách mạng yêu nước Việt Nam Hồ Chí Minh khi du học tại Pháp nhân kỳ nghỉ. Cuối năm 1924, Hồng Thủy bí mật rời Việt Nam đến Quảng Châu, Trung Quốc đi theo Hồ Chí Minh, và thi vào trường Quân sự Hoàng Phố học tập vào tháng 3/1926. Tháng 10 cùng năm, sau khi tốt nghiệp trường Quân sự Hoàng Phố, dưới sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hồng Thủy ở lại trường lại việc. Tháng 4/1927, Hồng Thủy được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc một cách bí mật.
Trong thời gian học tập tại trường Quân sự Hoàng Phố, Hồng Thủy làm quen với nhiều nhân sĩ cách mạng có tư tưởng tiến bộ như ông, và tham gia cuộc khởi nghĩa Quảng Châu chống phe nổi dậy Quốc dân đảng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo, nhưng cuộc khởi nghĩa cuối cùng thất bại, thân phận của Hồng Thủy cũng để lộ.
Lúc đó, Quốc dân đảng truy bắt và mưu toan diệt trừ tận gốc những người tham gia khởi nghĩa, do ở lại Quảng Châu là rất nguy hiểm, an toàn tính mạng thường xuyên bị đe dọa, vì vậy, Hồng Thủy cùng Hồ Chí Minh tạm thời trở về Việt Nam lánh nạn.
Một năm sau, Hồng Thủy trở lại Trung Quốc, và bày tỏ quyết tâm với Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết sẽ kiên định đi theo Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành sự nghiệp cách mạng.
Do được tiếp thu giáo dục tốt từ nhỏ, Hồng Thủy là người lính có kiến thức rộng, hơn nữa còn đa tài đa nghệ, biết nói nhiều thứ tiếng nước ngoài, là nhân tài hết sức hiếm thấy trong Hồng Quân lúc đó. Bên cạnh đó, Hồng Thủy còn phụ trách đa số công tác tuyên truyền và giáo dục, có sự đóng góp to lớn cho mở rộng ảnh hưởng của Hồng Quân.
Ngoài ra, Hồng Thủy còn đề nghị thành lập đoàn kịch nói trong Hồng Quân để làm phong phú đời sống văn hóa của bộ đội, năm 1931, Hồng Thủy đứng đầu thành lập đoàn kịch nói Công nông, đoàn kịch nói đầu tiên trong lịch sử Hồng Quân. Hồng Thủy làm phong phú thêm cuộc sống của chiến sĩ trong quân đội thông qua viết kịch bản và chỉ đạo chiến sĩ biểu diễn, cũng là cách tuyên truyền giới thiệu Hồng Quân với đông đảo người dân bằng một hình thức thú vị hơn, thu được hiệu quả hết sức rõ rệt, cũng nhận được sự khẳng định của cấp trên.
Ngoài ra, năm 1932, Hồng Thủy còn đảm nhiệm giáo viên tại trường Hồng Quân ở Thụy Kim, do có học vấn và kiến thức rộng, các buổi giảng của Hồng Thủy luôn mang đến nhiều điều mới lạ, cũng có thể tạo nên hứng thú học tập của học sinh, học sinh không bao giờ thấy vô vị, mà luôn có thể học được kiến thức phong phú trong tiếng cười.
Hồng Thủy đã đi theo Hồng Quân tiến hành cuộc Vạn lý Trường Chinh, trong khoảng thời gian đó từng nhiều lần suýt nữa mất mạng do môi trường xấu, cuối cùng vẫn kiên trì đến năm 1936, gặp gỡ trong thắng lợi với các bộ đội tại Diên An.
Trong thời gian cuộc kháng chiến chống Nhật, Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc biết được Hồng Thủy có năng lực lãnh đạo hướng dẫn và động viên đông đảo quần chúng nhân dân, thế là cử Hồng Thủy đến khu vực Ngũ Đài Sơn phát động quần chúng và phối hợp các quân đội bạn khác cùng nhau chống Nhật.
Sau khi bùng phát cuộc chiến Thái Bình Dương, quân Nhật xâm lược Việt Nam, Việt Nam cũng cần gấp tướng lĩnh quân sự xuất sắc, Hồ Chí Minh mong Hồng Thủy có thể trở về Việt Nam, trong tình hình như vậy, Hồng Thủy rời Trung Quốc về Việt Nam chống quân xâm lược. Sau khi về đến Việt Nam, Hồng Thủy đổi tên thành Nguyễn Sơn. Do có chiến công hiển hách trên chiến trường, năm 1948, Hồng Thủy được Quân đội Nhân dân Việt Nam trao quân hàm Thiếu Tướng.
Sau hai năm ở Việt Nam, Hồng Thủy một lần nữa trở lại Trung Quốc và được bổ nhiệm làm Cục Phó Cục Điều lệnh Bộ Tổng giám sát huấn luyện Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Tổng Biên tập Tạp chí “Huấn luyện Chiến đấu”.
Năm 1956, Hồng Thủy phát hiện mắc ung thư giai đoạn cuối. Đồng chí đề xuất yêu cầu về nước với Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Thủ tướng Chu Ân Lai đích thân sắp xếp công việc liên quan. Ngày 21/10, Hồng Thủy qua đời tại Hà Nội, Chính phủ Việt Nam đã tổ chức quốc tang cho Hồng Thủy.
Cuộc đời huyền thoại và ngắn ngủi của Hồng Thủy là biểu tượng cho tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Trung Quốc – Việt Nam.