Tiếng Việt Nam

#KểchuyệnTậpCậnBình "Ngân hàng thời gian" mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình khảo sát là thứ gì mới?

cri2021-06-04 14:53:51

Các bạn có biết gì về “ngân hàng thời gian” không? Đây không phải tình tiết trong phim khoa học viễn tưởng. “Ngân hàng thời gian” không những tồn tại trong thực tế, mà còn xuất hiện trong chuyến khảo sát của Tổng Bí thư Tập Cận Bình.

Ngày 24/8, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đến khảo sát cộng đồng dân cư Tân Hà ở thành phố Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc. Cộng đồng dân cư Tân Hà có dân số thường trú 3715 người, trong đó, người cao tuổi trên 60 tuổi có 1177 người, dịch vụ dưỡng lão là điểm nhấn công tác trong cộng đồng. Những năm qua, cộng đồng đã triển khai một biện pháp đổi mới trong dịch vụ dưỡng lão tại nhà, tổ chức đoàn phục vụ tình nguyện, thành lập “ngân hàng thời gian”.

“Ngân hàng thời gian” là gì? Thực ra, đó là các nhân viên nghỉ hưu vẫn còn khỏe mạnh trong cộng đồng, mỗi ngày cùng các nhân viên cộng đồng đến nhà phục vụ người cao tuổi. Tình nguyện viên cung cấp dịch vụ dưỡng lão, thời gian tham gia công ích gửi tiết kiệm “ngân hàng”, sau này có thể đổi thời lượng tương tự của các dịch vụ dưỡng lão cho bản thân hoặc người thân. Nói một câu tức là “hôm nay phục vụ người khác, mai sau hưởng dịch vụ miễn phí”.

Tại Trung tâm cộng đồng dân cư Tân Hà, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã gặp một số tình nguyện viên. Mọi người báo cáo với Tổng Bí thư rằng: “Mục đích làm tình nguyện viên là muốn làm việc trong tuổi cao, góp phần nho nhỏ cho xã hội”. “Các đồng chí nói rất tốt, đã gợi ý tôi”. Tổng Bí thư Tập Cận Bình cho biết, phải khuyến khích người cao tuổi, phát huy đầy đủ vai trò của những người cao tuổi còn tương đối trẻ, thúc đẩy tình nguyện viên đóng góp nhiều hơn vào việc quản lý cộng đồng dân cư.

Đúng vậy, cuộc sống tuổi già hạnh phúc của người cao tuổi không tách rời với sự bảo đảm về vật chất, càng phải có sự theo đuổi về đời sống tinh thần. Số người cao tuổi trên 60 tuổi ở Trung Quốc vượt quá 260 triệu người, có nghĩa là trong số mỗi 6 người Trung Quốc sẽ có 1 người cao tuổi. Điều cha cho thấy, trên 90% người cao tuổi thích dưỡng lão tại nhà.

Làm thế nào để người cao tuổi ở nhà cũng có thể hưởng dịch vụ dưỡng lão chất lượng cao? Về mặt này, cộng đồng dân cư có thể phát huy vai trò quan trọng. Tháng 6 năm nay, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đặc biệt đến thăm “Nhà ăn hạnh phúc kính lão” ở tỉnh Thanh Hải, hỏi các cụ: “Chi phí ăn ở nhà ăn có cao không?” khi được biết “ưu tiên khác nhau dành cho độ tuổi khác nhau”, “60 tuổi trở lên với 6 Nhân dân tệ/suất, trên 80 tuổi sẽ được hưởng giá tuổi cao với 3 Nhân dân tệ/suất”, Tổng Bí thư Tập Cận Bình khen ngợi rằng: “Phân loại rất chi tiết, suy nghĩ đến nơi đến chốn”.

Trong khảo sát, Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhấn mạnh, phải thúc đẩy sự nghiệp dưỡng lão và ngành dưỡng lão phát triển nhịp nhàng, phát triển các dịch vụ dưỡng lão ưu tiên phổ biến, hoàn thiện mạng lưới dịch vụ dưỡng lão tại nhà của cộng đồng dân cư, xây dựng hệ thống dịch vụ dưỡng lão tại nhà phối hợp cùng cộng đồng, chăm sóc y tế kết hợp với nghỉ dưỡng.

Khi khảo sát địa phương, Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhiều lần đi vào các cơ sở dưỡng lão và trạm phục vụ dưỡng lão. Ở thành phố Lan Châu, bức ảnh ghi lại hình Tổng Bí thư Tập Cận Bình bưng thức ăn cho một cụ già khiến cư dân mạng cảm động; ở trạm phục vụ dưỡng lão tại nhà của một cộng đồng dân cư, Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhắn nhủ các nhân viên công tác phải “làm việc tốt”; khi khảo sát một điểm chăm sóc người cao tuổi ở Thượng Hải, Tổng Bí thư Tập Cận Bình cho biết, Trung ương Đảng coi trọng cao công tác phục vụ dưỡng lão, phải thực hiện các chính sách đến nơi đến chốn, mang lại lợi ích cho càng nhiều người cao tuổi.

Người cao tuổi có nơi dưỡng lão không những là “việc nhà” mà nhiều gia đình quan tâm, mà còn là “việc nước” mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình luôn quan tâm. Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải để mỗi một người cao tuổi đều có cuộc sống yên tâm, bình tĩnh, thoải mái, đều có thể khỏe mạnh và trường thọ, tận hưởng cuộc sống tuổi già hạnh phúc.

Close
Messenger Pinterest LinkedIn