Tiếng Việt Nam

Tình thầy trò của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

cri2021-06-04 14:53:44

Ngày 10/9 là Ngày Nhà giáo Trung Quốc, tôn sư trọng đạo là truyền thống văn hóa của hai nước Trung Quốc và Việt Nam, nhân dịp ngày lễ đặc biệt này, trong chương trình hôm nay, Mẫn Linh sẽ chia sẻ với các bạn câu chuyện tôn sư trọng đạo, sự tôn kính dành cho nhà giáo, lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo từng dạy dỗ mình, sự khích lệ đối với các bạn trẻ xuất sắc có chí hướng gia nhập đội ngũ giáo viên và sự kỳ vọng đối với những giáo viên cắm rễ tại vùng sâu vùng xa của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình.

Sau Đại hội Đảng lần thứ XVIII, Tổng Bí thư Tập Cận Bình tôn trọng và yêu mến nhà giáo, tình thầy trò giữa Tổng Bí thư và các thầy cô giáo của mình là sức mạnh ấm áp thúc đẩy sự phát triển của sự nghiệp giáo dục Trung Quốc, làm cảm động rất nhiều học sinh, sinh viên phấn đấu báo đáp Tổ quốc. Tổng Bí thư Tập Cận Bình từng nói, “có rất nhiều thầy cô từng dạy dỗ tôi, đến nay tôi vẫn nhớ cái vóc dáng của các thầy cô, các thầy cô dạy tôi kiến thức, đạo lý làm người, khiến tôi hưởng lợi vô tận”.

Ngày 9/9/2016, Tổng Bí thư Tập Cận Bình về thăm Trường Bát Nhất thành phố Bắc Kinh, trường cũ từng trải qua những năm tháng tiểu học và trung học cơ sở. Tổng Bí thư cho biết, cho dù đi đến đâu đều nhớ về trường cũ, giữ liên lạc với trường cũ. Trong chuyến khảo sát, Tổng Bí thư bắt tay từng thầy cô, vui vẻ nhớ lại chuyện xưa. Thời gian dần trôi, điều không bao giờ thay đổi là sự nồng thắm sâu đậm trong tình thầy trò.

Tổng Bí thư Tập Cận Bình nói, thấy các thầy cô tinh thần như vậy, trong lòng hết sức vui mừng. Các thầy cô năm đó yêu cầu rất nghiêm khắc đối với chúng tôi, hiện nay nhớ lại là cả đời được hưởng lợi. Một giáo viên nói với Tổng Bí thư rằng: “Ông đã mang lại hạnh phúc cho nhân dân”. Tổng Bí thư Tập Cận Bình trả lời: “Là các thầy cô giáo đã dạy dỗ chúng em”.

Ngày 9/9/2014, Tổng Bí thư Tập Cận Bình có chuyến khảo sát tới Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Tổng Bí thư chia sẻ, một người gặp được người thầy xuất sắc là sự may mắn trong cuộc đời, một trường có giáo viên xuất sắc là niềm vinh quang của trường, một dân tộc xuất hiện không ngớt giáo viên xuất sắc từ thế hệ này sang thế hệ khác là hy vọng của dân tộc.

Tại buổi tọa đàm với đại diện giáo viên và sinh viên, Tổng Bí thư Tập Cận Bình miêu tả hình ảnh giáo viên xuất sắc trong lòng mình, khích lệ giáo viên cả nước bằng tiêu chuẩn này: “Làm giáo viên xuất sắc cần có lý tưởng, niềm tin”, “làm giáo viên xuất sắc cần có đạo đức, tình cảm sâu đậm”, “làm giáo viên xuất sắc cần có kiến thức vững chắc”.

Năm 2015, toàn thể giáo viên tham gia lớp nghiên cứu và chuyên tu Đại học Sư phạm Bắc Kinh ở Quý Châu thuộc “Chương trình đào tạo quốc gia năm 2014” trong thư gửi Tổng Bí thư Tập Cận Bình viết: “Cần để mỗi trẻ em đều tận hưởng đầy đủ giáo dục tràn đầy sức sống, để mỗi trẻ em ôm ấp ước mơ bay cao, bay xa hơn, để càng nhiều trẻ em bước ra khỏi vùng núi, chia sẻ cơ hội xuất sắc trong cuộc đời”. Một năm trước khi viết bức thư này, tại buổi giảng của Đại học Sư phạm Bắc Kinh, “sự kiên trì đối với giáo dục, sự khát khao đối với kiến thức, sự yêu mến dành cho học sinh” của các giáo viên này để lại ấn tượng sâu sắc cho Tổng Bí thư Tập Cận Bình.

Xóa đói giảm nghèo cần trước tiên nâng đỡ bằng kiến thức, kỹ thuật và phương pháp. Trong mắt Tổng Bí thư Tập Cận Bình, để những trẻ em ở khu vực nghèo khó tiếp nhận giáo dục chất lượng cao là nhiệm vụ quan trọng trong xóa đói giảm nghèo và phát triển. Trong thư trả lời, Tổng Bí thư khích lệ các bạn trẻ cắm rễ tại vùng miền Tây, ôm ấp sự kiên trì vô tận đối với ngành giáo dục, “nỗ lực làm người phấn đấu tiến lên trong cải cách giáo dục, người đi trước đón đầu xóa đói giảm nghèo bằng giáo dục, người hướng dẫn sự trưởng thành của học sinh”.

Close
Messenger Pinterest LinkedIn