Câu chuyện giữa Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tây Tạng
Mới đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình có chuyến khảo sát tới Lâm Chi và La-sa ở Tây Tạng, khảo sát các công tác như dân tộc, tôn giáo, kế thừa và bảo tồn văn hóa dân tộc Tạng, đồng thời giao lưu thân thiết với quần chúng nhân dân. Tây Tạng trước nay là nơi mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình luôn day dứt. Tổng Bí thư Tập Cận Bình luôn hết sức quan tâm sự phát triển của Tây Tạng, quan tâm từ những việc nhỏ nhặt liên quan sản xuất và cuộc sống của nhân dân trên cao nguyên bất kể thông qua đi sâu vào vùng dân tộc Tạng điều tra, nghiên cứu, hay tọa đàm với đại diện Tây Tạng, gặp gỡ nhân sĩ các giới Tây Tạng. Trong chương trình Kể chuyện Tập Cận Bình hôm nay, Mẫn Linh sẽ chia sẻ với các bạn ba câu chuyện về Tổng Bí thư Tập Cận Bình quan tâm Tây Tạng.
Câu chuyện thứ nhất: Đưa cán bộ chi viện Tây Tạng đến tận nơi làm việc
Tháng 6/1998, đồng chí Tập Cận Bình, khi đó là Phó Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến dẫn đầu cán bộ tỉnh Phúc Kiến chi viện Tây Tạng đợt thứ hai đến Tây Tạng, qua chuyến bay dài hơn 3000km, rạng sáng 17/6, đồng chí Tập Cận Bình hạ cánh xuống sân bay Cống Ca, La-sa.
Sau đó, đoàn ở lại La-sa nghỉ ngơi, đồng chí Tập Cận Bình nắm chắc thời gian, ngựa không dừng vó, dẫn đầu đoàn tiền trạm tới Lâm Chi, khu vực Tây Tạng mà Phúc Kiến chi viện bằng hình thức kết nghĩa. Giữa Sân bay Cống Ca và thị trấn Bát Nhất ở địa khu Lâm Chi là chặng đường dài hơn 500km, đồng chí Tập Cận Bình đáp ô tô phải mất cả ngày. Lúc tới thị trấn Bát Nhất đã hơn 8 giờ tối.
Sáng 19/6/1998, Địa ủy Lâm Chi tổ chức trọng thể buổi lễ chào mừng cán bộ chi viện Tây Tạng đợt thứ hai. Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Tập Cận Bình nói: “Chi viện Tây Tạng không những là một nhiệm vụ kinh tế quan trọng, mà còn là một nhiệm vụ chính trị quan trọng; việc của Lâm Chi chính là việc của tỉnh chúng tôi (Phúc Kiến)”.
Câu chuyện thứ hai: Sờ vào chăn bông của chiến sĩ bộ đội đóng tại Tây Tạng xem có đủ dày không
Tháng 6/1998, ngày thứ hai đến Tây Tạng, đồng chí Tập Cận Bình lập tức tới một đơn vị của Quân Giải phóng đóng tại Lâm Chi, Tây Tạng thăm hỏi các cán bộ chiến sĩ đến từ tỉnh Phúc Kiến. Sau buổi tọa đàm, đồng chí Tập Cận Bình tới thăm ký túc xá, phòng đọc sách của chiến sĩ, sờ vào chăn bông xem có đủ dày, đủ ấm không, bình thường thích đọc sách báo nào. Đồng chí nói: “Sống tại một khu vực và đơn vị bộ đội có truyền thống vẻ vang như vậy, các đồng chí chắc chắn có thể chịu được rèn luyện, trưởng thành vững vàng hơn”.
Câu chuyện thứ ba: Hai lần tới thăm thôn Ba Cát
Ngày 19/6/1998, đồng chí Tập Cận Bình đáp ô tô đi sâu vào thôn Ba Cát, thị trấn Bát Nhất ở địa khu Lâm Chi điều tra, nghiên cứu. Đồng thời đã khảo sát tỉ mỉ phòng ngủ, phòng khách, nhà bếp và kho lương thực của Thứ Nhân Bình Thố, thấy lúa mì thanh khoa, gạo và bột mì đầy kho, đồng chí Tập Cận Bình cười và hỏi tiếp bà con xung quanh: “Cuộc sống hiện nay thế nào?”
Bà con trả lời: “Cuộc sống mấy năm nay là tốt nhất!”
Tháng 7/2011, đồng chí Tập Cận Bình một lần nữa tới thăm thôn Ba Cát. Già, trẻ, gái, trai cả thôn hát múa, đứng hai bên đường chào mừng.
Giống như 13 năm trước, đồng chí Tập Cận Bình bước vào nhà dân, khảo sát kho lương thực, nhà bếp của bà con, bật bếp biogas, tìm hiểu tình hình sử dụng biogas ở nông thôn; tại phòng tiếp khách mang phong cách dân tộc Tạng, uống trà bơ, ngồi cùng gia đình trò chuyện thân mật….
Nguyên Bí thư Chi bộ Đảng thôn Ba Cát Đại Long lúc đó đã 65 tuổi, ông bước tới gần và nắm chặt tay đồng chí Tập Cận Bình, xúc động nói: “Cảm ơn Đảng Cộng sản! Không có Đảng Cộng sản thì không có thôn Ba Cát hôm nay”. Nói xong, nước mắt tuôn trào.
Đồng chí Tập Cận Bình hết sức cảm động. Đồng chí nói với ông Đại Long: “Chúc bà con dân tộc Tạng sống lâu, cát tường như ý!”