Tập Cận Bình cùng cha: Tấm lòng trong sạch, thành khẩn
Trong một bức thư chúc thọ, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình hình dung cha mình, ông Tập Trọng Huân như sau: “Cha giống như một con bò già, làm ruộng lặng lẽ vì nhân dân Trung Quốc. Tinh thần này cũng khích lệ con dồn tâm sức suốt cuộc đời vào sự nghiệp phục vụ nhân dân”.
Tập Trọng Huân ở phía bắc tỉnh Thiểm Tây năm 1946
Trong thời kỳ cải cách ruộng đất, Tập Trọng Huân chưa đầy 20 tuổi đã dấn thân vào phong trào sáng lập căn cứ địa biên khu giữa Thiểm Tây và Cam Túc.
Trong 6 năm ở vùng Quan Trung (ở giữa tỉnh Thiểm Tây), Tập Trọng Huân luôn bôn ba ở miền đất Thiểm Tây, luôn sâu sát quần chúng. Khi có thắc mắc, quần chúng thường nói: “Tìm đồng chí Trọng Huân đi”.
Nhà hang mà Tập Trọng Huân từng cư trú ở căn cứ địa biên khu giữa Thiểm Tây và Cam Túc
Trong thời kỳ làm ở Nam Lương, tỉnh Cam Túc, Tập Trọng Huân chỉ đạo các huyện thành lập Ủy ban ruộng đất để giải quyết vấn đề ruộng đất mà nông dân quan tâm nhất. Khi phân phối ruộng đất, Tập Trọng Huân luôn đi trên tuyến đầu đấu tranh, mỗi ngày cùng ăn, cùng ở với bần nông và trung nông, lúc rảnh rỗi thì giúp quần chúng làm ruộng, kéo cối xay, tận dụng mọi cơ hội để nghiêm túc lắng nghe ý kiến của quần chúng.
Tổng Bí thư Tập Cận Bình luôn ghi nhớ tình cảm mộc mạc yêu thương nông dân. Tổng Bí thư Tập Cận Bình từng nói: “Ông nội của tôi là nông dân, cha tôi cũng là nông dân trước khi đi lên con đường cách mạng, tôi cũng từng làm nông dân trong 7 năm”.
Năm 1969, đồng chí Tập Cận Bình chưa đầy 16 tuổi từ Bắc Kinh đến thôn Lương Gia Hà tham gia đội sản xuất. Trong hơn 2.400 ngày đêm làm nông dân ở Thiểm Tây với thân phận trí thức thanh niên, Tập Cận Bình cùng ăn, cùng ở, cùng lao động với bà con chất phác ở cao nguyên Hoàng Thổ.
Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhớ lại rằng: “Bà con nấu ăn cho tôi khi tôi bị đói; bà con giặt quần áo cho tôi khi quần áo tôi bị bẩn; bà con khâu vá quần cho tôi khi quần tôi bị rách”.
Vì am hiểu lòng thân thiện của người dân, nên người dân là sự day dứt trong lòng; vì am hiểu nỗi khổ sở của người dân, nên mạnh dạn gánh vác trọng trách nặng nề.
Đến từ người dân, bén rễ vào người dân, đây là nguyện ước ban đầu không bao giờ thay đổi của Tổng Bí thư Tập Cận Bình cùng cha, hai thế hệ người Cộng sản.
Ngày 14/9/2021, Tổng Bí thư Tập Cận Bình khảo sát trụ sở văn phòng làm việc Đảng ủy Địa khu Tùy Đức
Trong các thời kỳ trong cuộc đời cách mạng, Tập Trọng Huân luôn đặt mình vào hoàn cảnh quần chúng nhân dân và suy xét cho họ. Năm 1943, khi giữ chức Bí thư Đảng ủy Địa khu Tuy Đức, Tập Trọng Huân thúc đẩy phong trào sản xuất, giải quyết khó khăn trong sản xuất và cuộc sống của những người di cư đến vùng phía Nam, cũng như vấn đề điều trị bệnh tật cho con em; khi giữ chức Tổng Thư ký Quốc vụ viện, Tập Trọng Huân đến Trường Cát, tỉnh Hà Nam điều tra, giải quyết vấn đề cấp bách quần chúng thiếu thực phẩm nghiêm trọng, giải cứu nhiều quần chúng chịu đói; khi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, để giải quyết vấn đề nan giải “vượt biên trái phép sang Hồng Công” thời kỳ đó, Tập Trọng Huân sâu sát cơ sở tìm hiểu tình hình thực tế, đưa ra kết luận đúng đắn, đó là “Biện pháp căn bản ngăn chặn quần chúng vượt biên trái phép sang Hồng Công là phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của quần chúng”, Tập Trọng Huân còn là người đầu tiên đề ra “trao quyền” cho tỉnh Quảng Đông, để tỉnh Quảng Đông “đi trước” phát triển kinh tế, cải thiện dân sinh tại Hội nghị công tác Trung ương. Từ đó đã mở màn thành lập Đặc khu Kinh tế tại khu vực phía nam tỉnh Quảng Đông.
Tập Trọng Huân khảo sát doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc
Đầu thập niên 80 của Thế kỷ trước, Tập Cận Bình giữ chức lãnh đạo địa phương, đảm nhiệm Bí thư Huyện ủy Chính Định, tỉnh Hà Bắc.
Cán bộ văn phòng Huyện ủy hồi đó nhớ lại, đồng chí Tập Cận Bình thường dẫn nhân viên công tác Huyện ủy đi điều tra, “đặc biệt chọn thời điểm có phiên chợ ở huyện, đặt bàn trên đường phố, trò chuyện với người dân đến tham gia phiên chợ để tiến hành điều tra”.
Năm 1983, Tập Cận Bình lúc đó giữ chức Bí thư Huyện ủy Chính Định, tỉnh Hà Bắc, đặt bàn trên đường phố để lắng nghe ý kiến của người dân
Năm 1988, đồng chí Tập Cận Bình giữ chức Bí thư Đảng ủy Địa khu Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến. Một lần, khi đi khảo sát xã Hạ Đảng, vùng núi hẻo lánh nhất ở huyện Thọ Ninh, Địa khu Ninh Đức, đồng chí Tập Cận Bình trèo đèo lội suối, đi từ 7 giờ rưỡi sáng đến hơn 12 giờ trưa mới đến, bà con xã Hạ Đảng cho biết đồng chí Tập Cận Bình là “quan chức lớn nhất đến thăm xã mình”.
Một bài viết nhớ lại rằng, trong suốt cuộc đời đồng chí Tập Trọng Huân tham gia hoàn thành 2 sứ mệnh lịch sử: Một sứ mệnh là cùng hai đồng chí Lưu Chí Đan, Tạ Tử Trường sáng lập căn cứ địa cách mạng biên khu giữa Thiểm Tây và Cam Túc; Sứ mệnh khác là sáng lập Đặc khu Kinh tế dưới sự ủng hộ của hai đồng chí Đặng Tiểu Bình và Diệp Kiếm Anh và dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương Đảng.
Hai sứ mệnh lịch sử lớn này đều xoay quanh trung tâm “nhân dân”.
Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhiều lần nói “Nước là của dân, dân là nước”.
Ngày 30/12/2012, Tổng Bí thư Tập Cận Bình thăm quần chúng có hoàn cảnh khó khăn tại thôn Lạc Đà Loan, thị trấn Long Tuyền Quan, huyện Phụ Bình, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
Kể từ Đại hội lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã khảo sát toàn bộ 14 khu vực đặc biệt khó khăn tập trung liền thành một vùng, điều tra nghiên cứu hơn 50 lần công tác xóa đói giảm nghèo, đặt yêu cầu từ nhất thiết phải “tìm hiểu tình trạng nghèo đói thực sự” đến nhất định phải “thoát nghèo thực sự”, kiên định gánh vác trọng trách lịch sử.
“Tôi sẽ không có cái tôi, không phụ lòng nhân dân”. Đây đúng là tấm lòng trong sạch chung của Tổng Bí thư Tập Cận Bình cùng cha.
Biên tập viên:Duy Hoa