Vạch trần kế hoạch “tiểu quỷ vác cờ lớn” của Philippines tại Nam Hải
Ngày 5/3, Philippines một lần nữa xâm phạm, xông vào vùng biển gần bãi đá Nhân Ái, quần đảo Nam Sa, Trung Quốc, vận chuyển vật tư xây dựng cho tàu chiến nước này bị “mắc kẹt” trái phép. Trong video do Trung Quốc công bố, mọi người có thể thấy rất rõ, bất chấp lời cảnh báo nhiều lần của Trung Quốc, tàu Hải cảnh số 4407 của Philippines tiếp cận nguy hiểm và va chạm vào tàu Hải cảnh số 21555 của Trung Quốc đang thi hành pháp luật bình thường, khiến hai con tàu bị va quệt nhẹ. Hải cảnh Trung Quốc áp dụng biện pháp quản chế cần thiết đối với tàu thuyền Philippines theo pháp luật, các thao tác tại hiện trường chuyên nghiệp, kiềm chế, hợp lý và hợp pháp.
Có video ghi lại sự thật, rốt cuộc là ai đang gây chuyện, khiêu khích tại Nam Hải, đe dọa tới hòa bình của khu vực? Sự thật rõ như lòng bàn tay.
Theo tài liệu lịch sử, đảo Hoàng Nham là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc, Trung Quốc sớm nhất đã phát hiện và quản lý đảo Hoàng Nham vào thời Nguyên, hơn nữa thi hành chủ quyền và quyền tài phán một cách liên tục, hòa bình và hiệu quả. Trong khi phạm vi lãnh thổ của Philippines là do hàng loạt hiệp ước quốc tế gồm “Hiệp ước Paris” và “Hiệp ước Washington” quy định, không hề bao gồm bất cứ đảo và bãi đá nào, kể cả đảo Hoàng Nham và quần đảo Nam Sa của Trung Quốc. Trước năm 1997, Philippines cũng không hề đưa ra yêu sách lãnh thổ đối với đảo Hoàng Nham.
Cùng với tài nguyên dầu khí trên Nam Hải không ngừng được thăm dò, Philippines bắt đầu xâm phạm quyền và lợi ích của Trung Quốc tại Nam Hải và nặn ra cái gọi là vụ trọng tài Nam Hải vào năm 2013, mưu toan chiếm đoạt các đảo và bãi đá thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc. Phán quyết này vi phạm các luật pháp quốc tế như “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển”, là phi pháp và vô hiệu.
Sau khi lên nắm quyền từ tháng 6/2022, Chính phủ khóa mới Philippines thường xuyên tương tác với Mỹ trong các lĩnh vực ngoại giao và bảo đảm an ninh. Quan chức cấp cao Mỹ nói rằng sẽ bảo vệ an ninh của Philippines theo “Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ - Philippines”. Đây thực ra là một cái mối để dụ Philippines làm lính dắt ngựa đối đầu với Trung Quốc, ly gián quan hệ giữa Trung Quốc và các nước xung quanh.
Mới đây, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN – Australia, trong bài phát biểu trước Quốc hội Australia, Tổng thống Philippines một mặt nhấn mạnh “danh tính nước nhỏ” của mình, mặt khác bán rao “mối đe dọa từ Trung Quốc”, gấp rút lôi kéo các thế lực bên ngoài.
Trung Quốc và các nước ASEAN hiện đang thúc đẩy xây dựng “Bộ Quy tắc ứng xử trên Nam Hải”, hòa bình và hợp tác là tiếng nói chung của các nước trong khu vực. Philippines cần bình tĩnh lại, lắng nghe tiếng nói từ nhiều bên, bao gồm các nước láng giềng. Tại Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN – Australia lần này, chính Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã nói: “chúng tôi là quốc gia độc lập, không muốn làm theo lệnh của bất cứ nước lớn nào.... Chúng tôi và Trung Quốc không có vấn đề”.
Biên tập viên:Mẫn Linh