Tiếng Việt Nam

Vạch trần thực hư đầu tư và viện trợ châu Phi của Mỹ

CMG2024-10-17 15:34:22

Trong hơn nửa thế kỷ qua, thái độ của Mỹ đối với châu Phi đã có sự thay đổi từ coi trọng, phớt lờ đến coi trọng lại.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nhằm tranh giành bá quyền với Liên Xô, Mỹ từ giữa thập niên 50 thế kỷ trước bắt đầu tăng cường viện trợ đối với châu Phi. Cùng với Liên Xô tan rã và những vấn đề phát triển riêng của các nước châu Phi, tầm quan trọng của châu Phi trong mắt Mỹ một dạo giảm xuống. Cho đến thời kỳ chính quyền Clinton, Washington tăng cường đầu tư đối với tài nguyên châu Phi, định hình nó là “quan hệ đối tác kiểu mới”. Sau đó, từ chính quyền Bush con đến chính quyền Biden, chính phủ nhiều khóa của Mỹ tìm kiếm tăng cường hợp tác Mỹ – châu Phi.

Trong đó, mang tính đại diện nhất là cựu Tổng thống Mỹ Clinton ký “Đạo luật tăng trưởng và cơ hội châu Phi” (AGOA) vào tháng 5/2000. Đạo luật này mở rộng chủng loại mặt hàng châu Phi đi vào thị trường Mỹ áp 0 thuế quan từ 1800 loại đến 6000 loại, hơn nữa giảm thuế quan nhập khẩu hàng dệt may, sản phẩm khoáng sản cũng như hàng nông sản v.v.

Do giữa Mỹ và châu Phi tồn tại khoảng cách khá xa về mặt thực lực kinh tế, trình độ phát triển, sự “nhượng lợi” cho châu Phi của đạo luật này thực ra là để Mỹ “kiếm lợi” nhiều hơn. Ngoài ra, những “đãi ngộ” mà Mỹ dành cho AGOA lại kèm theo rất nhiều điều kiện chính trị, hơi một tý thì hủy bỏ đãi ngộ thương mại để nhắc nhở, đe dọa các nước châu Phi, khiến họ rơi vào thế bất lợi.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 diễn ra vào tháng 5/2023, các nước đồng minh của Mỹ lần đầu tiên tung ra dự án xây dựng hành lang Lobito. Dự án này là chỉ mạng lưới đường sắt kết nối ba nước Angola, Cộng hòa Gongo và Zambia. Vì sao Mỹ coi trọng tuyến đường này? Bởi vì nó đi qua dải khoáng sản đồng, Coban nổi tiếng nhất châu Phi. Tạp chí “Công việc ngoại giao” cho rằng, Mỹ vội vã tranh giành một phần lợi ích trong ngành khoáng sản then chốt châu Phi.

Mỹ tự xưng là “nước viện trợ đối ngoại lớn nhất toàn cầu”, đầy rẫy các danh mục viện trợ châu Phi, nhưng “chỉ nghe thấy tiếng sấm mà không thấy mưa”, có một số viện trợ thậm chí dành cho các phe phái chống chính phủ. Khoác chiếc áo “đầu tư” “viện trợ” để thi hành bá quyền, bắt nạt bá đạo, mưu toan nhờ đó để duy trì tầm ảnh hưởng tại châu Phi, Mỹ làm như vậy, rút cuộc sẽ mất đi lòng dân châu Phi.

Biên tập viên:Hải Vân

Close
Messenger Pinterest LinkedIn