Tiếng Việt Nam

Cựu Đại sứ Việt Nam: Sáng kiến Phát triển Toàn cầu đáng được hoan nghênh và ghi nhận

CRIPublished: 2022-11-15 10:42:35
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Thế giới chúng ta sống đang chứng kiến những biến đổi trăm năm chưa từng có, cùng đại dịch thế kỷ chồng chất lên nhau, không chỉ ngăn cản đà hồi phục kinh tế toàn cầu mà còn kéo rộng khoảng cách phát triển giữa các nước. Thúc đẩy phát triển toàn cầu giờ đã trở thành vấn đề quan trọng mà nhân loại phải quan tâm và đối mặt.

Trước tình hình đó, tháng 9/2021, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề xuất Sáng kiến Phát triển Toàn cầu (GDI), sẵn sàng cùng các nước trên thế giới kiên trì lấy nhân dân làm trung tâm, kiên trì lợi ích phổ quát và bao trùm, phát triển bằng sáng tạo đổi mới, con người và thiên nhiên chung sống hài hòa, thúc đẩy đặt phát triển vào chương trình nghị sự ưu tiên quốc tế.

Sáng kiến GDI đặt ra hai mục tiêu quan trọng bao gồm: thứ nhất, giúp Liên Hợp quốc đạt được 17 mục tiêu phát triển bền vững đặt ra theo Chương trình nghị sự 2030 và thứ hai, giúp tất cả các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, ứng phó hiệu quả với cú sốc gây ra bởi COVID-19 với trọng tâm là “phát triển toàn cầu xanh hơn và lành mạnh hơn”.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường - Cố vấn cao cấp Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quốc tế, Cựu Đại sứ Việt Nam tại Mexico, Peru, Panama, Thụỵ Điển và Phần Lan - là một người rất quan tâm tới các vấn đề phát triển toàn cầu. Trao đổi với Đài chúng tôi, ông cho ý kiến:

“Phát triển là sự đảm bảo của an ninh, là then chốt để giải quyết các vấn đề khó, thực hiện hạnh phúc cho nhân dân. GDI là một giải pháp Trung Quốc đề xuất vì sự phát triển của thế giới, phù hợp với Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững của Liên Hợp quốc, đáng được hoan nghênh và ghi nhận”.

Hiện tại, đại dịch COVID-19 hoành hành đã nuốt chửng thành quả phát triển toàn cầu, khoảng cách phát triển Nam - Bắc ngày càng rộng, đà hợp tác phát triển yếu đi, và chỉ số phát triển con người lần đầu tiên giảm trong 30 năm. Có tới 1,2 tỷ người trên thế giới ở gần 70 quốc gia đang phải đối mặt với dịch bệnh, thiếu thực phẩm, năng lượng và khủng hoảng nợ.

Nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn cầu nhanh hơn và lành mạnh hơn, GDI sẽ tập trung vào các hoạt động trọng tâm như xóa đói giảm nghèo, chống dịch bệnh, phổ cập vaccine, biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, công nghiệp hóa, kinh tế kỹ thuật số…, đồng thời đề xuất các ý tưởng và kế hoạch hợp tác mới để phát triển đồng thuận, tạo động lực mới cho việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030.

Tuy nhiên, theo cựu Đại sứ, như bất cứ nỗ lực tập thể nào khác, Sáng kiến này đòi hỏi sự tham gia, phối hợp của các chủ thể phát triển của Liên Hợp quốc.

“Chỉ còn khoảng 7 năm nữa sẽ đến mốc thời gian 2030, việc thực hiện GDI đòi hỏi những chương trình cụ thể và thiết thực, cùng đóng góp tài chính của các bên, trong đó và trước hết là Trung Quốc,” vị chuyên gia nói, nhấn mạnh thêm rằng có những thách thức lớn đang ở phía trước, đặc biệt trong bối cảnh thế giới phân liệt và chiến tranh Ukraine đang thu hút sự chú ý và nguồn tài lực của phương Tây.

12全文 2 下一页

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn