Tiếng Việt Nam

Hồ Chí Minh – nhân tố bất biến trong quan hệ Việt – Trung

CMGPublished: 2023-06-05 15:52:24
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Trung Quốc được vun đắp bởi các thế hệ lãnh đạo hai nước. Trong đó Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố đóng vai trò vô cùng quan trọng - Người không những đã từng bắc nhịp cầu kết nối quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước mà Người vẫn sống mãi với mối quan hệ đó.

Ông Nguyễn Vinh Quang - Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam -Trung Quốc là một chuyên gia luôn trăn trở nghiên cứu về những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với quan hệ hai nước. Theo ông, nhân tố Hồ Chí Minh trong quan hệ Việt -Trung là cực kỳ quan trọng, vĩnh viễn tồn tại và có tính chất định hướng, góp phần duy trì xu thế phát triển ổn định của quan hệ song phương trong hiện tại và tương lai.

Ông Nguyễn Vinh Quang chia sẻ tại buổi đối thoại chủ đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc" tại Học viện Ngoại giao Việt Nam, ngày 19/5/2023.

Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” tuyên bố nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Ngày 14-1-1950, Người ra tuyên bố “sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ nước nào tôn trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam”. Ngày 18-1-1950, Việt Nam và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới ra đời hơn 3 tháng, trở thành quốc gia đầu tiên công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đó quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc bước vào một giai đoạn lịch sử hoàn toàn mới. Đây không những là mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ hai hai Đảng, hai nước mà còn là sự kiện có ý nghĩa đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế vào thời điểm lúc bấy giờ.

Từ rất lâu trước đó, những người cộng sản hai nước đã quen biết nhau. Vào những năm 20 của thế kỷ trước, nhà lãnh đạo Việt Nam Hồ Chí Minh, lúc đó lấy tên là Nguyễn Ái Quốc đã làm quen với nhiều thanh niên Trung Quốc đang “cần công kiệm học” tại Pháp. Họ tìm đến nhau, quen biết nhau không chỉ vì tình cảm của những người “đồng hương châu Á” mà còn vì họ có chung lý tưởng tìm con đường giải phóng cho dân tộc mình khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân và đế quốc, giành độc lập cho Tổ quốc và hạnh phúc cho nhân dân. Từ lúc đó họ đã là “đồng chí” của nhau. Trong số những thanh niên ấy có nhiều người về sau đã trở thành các nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng Cộng sản Trung Quốc như Chu Ân Lai, Lý Phú Xuân, Thái Xướng, Triệu Thế Viêm, Tiêu Tam v.v...

Nhờ quen biết những người cộng sản đầu tiên của Trung Quốc, nhờ sự quan tâm đối với các dân tộc bị áp bức châu Á, Bác Hồ ngày càng đồng cảm với nổi khổ của người dân Trung Quốc, đặc biệt là nông dân, cảm thấy như nỗi khổ của chính người dân đất nước mình vậy. Kể cả khi chưa đến Trung Quốc, vào những năm 1920 - 1922, Bác Hồ đã viết nhiều bài báo nói về cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc, nói về nỗi cơ cực của người nông dân Trung Quốc trong xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến… Sau này có dịp sống và hoạt động tại Trung Quốc, Người càng thấu hiểu hơn cảnh ngộ đó.

12全文 2 下一页

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn