Tiếng Việt Nam

Chuyên gia Việt Nam: Kinh nghiệm phát triển thể thao Trung Quốc có ý nghĩa quý báu

CRIPublished: 2023-07-24 10:18:47
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Ông Hoàng Xuân Lương, Phó Chủ tịch Uỷ ban Olympic Việt Nam

Chỉ khoảng 60 ngày nữa, Đại hội Thể thao châu Á – ASIAD 19 sẽ chính thức khai mạc tại Hàng Châu, Trung Quốc. Trong những ngày này, sự chuẩn bị kỹ lưỡng của nước chủ nhà Trung Quốc dành cho sự kiện thể thao lớn thứ hai thế giới này là chủ đề thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận, cùng với đó là câu chuyện về việc Trung Quốc làm cách nào trở thành một cường quốc thể thao. Nghiên cứu con đường phát triển của Trung Quốc, ông Hoàng Xuân Lương, Phó Chủ tịch Uỷ ban Olympic Việt Nam cho rằng có rất nhiều bài học kinh nghiệm quý báu mà ngành thể thao Việt Nam có thể học tập để hoàn thiện chính mình.

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế và xã hội, ngành thể thao Trung Quốc đang có xu hướng phát triển nhanh chóng, quy mô ngành liên tục đạt những đỉnh cao mới và vị thế của ngành thể thao trong nền kinh tế quốc gia đã dần được nâng cao. Theo Cục Thống kê Quốc gia và Tổng cục Thể thao quốc gia Trung Quốc, tổng quy mô ngành thể thao của đất nước năm 2021 là 3.117,5 tỷ nhân dân tệ, với giá trị gia tăng là 1.224,5 tỷ nhân dân tệ. Đây cũng là lần đầu tiên tổng quy mô của ngành thể thao Trung Quốc vượt quá 3 nghìn tỷ nhân dân tệ.

Trả lời phỏng vấn của Đài chúng tôi, ông Hoàng Xuân Lương nói: “Trung Quốc đã rất thành công trong việc xây dựng nền kinh tế thể thao. Đây là lĩnh vực mà Việt Nam mới bắt đầu nghiên cứu, cần rất nhiều nỗ lực để phát triển”.

Theo ông Hoàng Xuân Lương, thành công của ngành thể thao Trung Quốc có sự đóng góp to lớn của hệ thống các văn bản chính sách đồng bộ do chính phủ ban hành, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình cải cách sâu rộng ngành thể thao.

Ngay sau khi "Luật thể thao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" ra đời vào năm 1995, "Đề cương phát triển ngành thể thao giai đoạn 1995-2010" cũng được ban hành và thực thi, tạo cơ sở để xây dựng các chính sách đồng bộ cho ngành thể thao toàn quốc và các tỉnh, thành. Từ đó đến nay, rất nhiều văn bản chính sách như “Một số ý kiến về việc đẩy nhanh sự phát triển của ngành thể thao và thúc đẩy tiêu dùng thể thao”, “Ý kiến chỉ đạo về việc đẩy nhanh sự phát triển của ngành thể dục và giải trí”, hay “Đề cương quy hoạch Trung Quốc Khỏe mạnh 2030" cũng được đưa ra.

Bên cạnh đó, Trung Quốc còn chú trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành thể thao thông qua quần chúng với các chính sách khác như "Ý kiến về việc hội nhập sâu giữa giáo dục và thể thao, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thanh thiếu niên"v.v.

Ông Hoàng Xuân Lương cho rằng, bản thân ngành thể thao có đặc điểm tương quan chặt chẽ và có thể hội nhập sâu rộng với các ngành khác, từ đó giải phóng và mở rộng lợi ích kinh tế và xã hội của chính mình.

Trong mười năm qua, sự hội nhập và phát triển của thể thao và các ngành khác đã trở thành điểm nóng kinh tế tại Trung Quốc, thể thao kết hợp du lịch, văn hóa, giáo dục, chăm sóc người già... Theo tầm nhìn của "Đề cương xây dựng cường quốc thể thao" do Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc đưa ra ngày 2/9/2019, đến năm 2035, ngành thể thao sẽ lớn hơn, năng động hơn và tốt hơn, trở thành ngành trụ cột của nền kinh tế quốc dân.

12全文 2 下一页

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn